VITAMIN TAN TRONG NƯỚC
Các vitamin tan trong nước bao gồm vitamin C, B1, B2, PP, B6, B12, acid folic ….Những vitamin này có cùng chung đặc điểm là tan trong nước, dễ bị biến tính dưới tác động của ánh sáng, không khí và nhiệt độ. Vitamin tan trong nước không tích luỹ trong cơ thể như các vitamin tan trong dầu, nên các biểu hiện thiếu hụt thường diễn ra sớm, tuy nhiên ít có khả năng gây ngộ độc khi dùng quá liều
VITAMIN B1
Vai trò của vitamin B1
Tham gia chuyển hoá glucid và năng lượng. Tham gia vào quá trình dẫn truyền xung động thần kinh. Thiếu gây cảm giác chán ăn, mệt mỏi, hốt hoảng và táo bón. Những trường hợp thiếu vitamin B1 nặng sẽ có biểu hiện bệnh Beriberri và có thể gây tử vong
Nhu cầu vitamin B1
Nhu cầu vitamin B1 tăng theo nhu cầu năng lượng và cần đạt 0,4mg/1000kcal năng lượng khẩu phần. Những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin B1 là người ăn gạo xay xát quá trắng, hoặc vo gạo quá kỹ, ăn ít thịt cá, những người nghiện rượu, chạy thận nhân tạo hoặc nuôi dưỡng tĩnh mạch lâu ngày cũng có khả năng thiếu vitamin B1
Nguồn vitamin B1 trong thực phẩm
Vitamin B1 có nhiều trong lớp vỏ cám và mầm của các loại ngũ cốc trong đậu đỗ thịt nạc và phủ tạng động vật
VITAMIN B2
Vai trò của vitamin B2
Tham gia vào quá trình chuyển hoá glucid, lipid và protein. Tham gia quá trình tái tạo và bảo vệ các tổ chức, đặc biệt là vùng da, niêm mạc quanh miệng. Vitamin B2 cần cho quá trình cảm nhận thị giác. Thiếu vitamin B2 gây nhiệt môi, nhiệt lưỡi, lở mép, viêm da, đau mỏi mắt
Nhu cầu vitamin B2
Nhu cầu vitamin B2 tăng theo nhu cầu năng lượng và cần đạt được 0,55mg/1000kcal năng lượng khẩu phần
Nguồn vitamin B2 trong thực phẩm
Vitamin B2 có ở nhièu loại thực phẩm, tuy nhiên số lượng không nhiều. Vitamin B2 có nhiều ở thịt cá, sữa, trong lớp vỏ cám và mầm của các loại ngũ cốc, rau cải xanh và rau muống
VITAMIN PP
Vai trò của vitamin PP
Tham gia chuyển hoá năng lượng. Thiếu vitamin PP gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó tiêu…..Trong trường hợp thiếu nặng và kéo dài có thể gay bệnh Pellagra với những biểu hiện viêm da, tiêu chảy, chán ăn, chóng mặt, rối loại tri giác và dẫn tới tử vong nếu không được điều trị
Nhu cầu vitamin PP
Nhu cầu vitamin PP tăng theo nhu cầu năng lượng và cần đạt 6,6mg/1000kcal năng lượng khẩu phần
Nguồn vitamin PP trong thực phẩm
Vitamin PP có nhiều trong thịt, cá, lạc, đậu, đỗ. Sữa và trứng có nhiều tryptophan là tiền chất của vitamin PP
VITAMIN B6
Vai trò của vitamin B6
Vitamin B6 tham gia vào quá trình chuyển hoá protein và glucid. Xúc tác quá trình chuyển hoá từ tryptophan thành vitamin PP. Cần thiết cho quá trình sản xuất một số chất dẫn truyền xung động thần kinh như serotonin và dopamin. Kết hợp cùng acid folic, vitamin B6 giúp phòng chống bệnh tim mạch thông qua cơ chế của homocystein. Thiếu vitamin B6 thường kết hơph với thiếu các vitamin nhóm Bk khác, biểu hiện thường gặp là mệt mỏi, dễ bị kich thích, trầm cảm, và bệnh viêm da
Nhu cầu vitamin B6
Theo nhu cầu khuyến nghị vitamin B6 cho người trưởng thành là 1,6mg/ngày đối với nữ và 2,0mg/ngày đối với nam. Nhu cầu vitamin B6 tăng khi lượng protein ăn vào của khẩu phần tăng hoặc ở những người phụ nữ uống thuốc tránh thai
Nguồn vitamin B6 trong thực phẩm
Vitamin B6 có nhiều trong thịt gia cầm, cá, gan, thận, khoai tay, chuối và rau muống. Vỏ cám và mầm của hạt ngũ cốc cũng có nhiều vitamin B6 nhưng lượng vitamin này bị mất đi nhiều trong quá trình xay xát và chế biến
FOLAT
Vai trò của folat
Folat cần cho quá trình tổng hợp ADN và chuyển hoá protein. Cần cho quá trình taoh hemoglobin, Thiếu acid folic ở PNCT gây tổn thương ống tuỷ sống, dò dịch não tuỷ hoặc không có não ở trẻ sơ sinh. Thiếu acid folic gây tình trạng thiếu máu đa sắc, hồng cầu to, viêm miệng lưỡi, chậm phát triển thể chất và có thể có những rối loạn về tinh thần
Nhu cầu folat
Nhu cầu folat tăng cao ở PNCT và trẻ em
Sử dụng quá nhiều acid folic có thể gây thiếu vitamin B12
Nguồn folat trong thực phẩm
Folat có nhiều trong rau xanh, hoa quả, đậu, đỗ
VITAMIN B12
Vai trò vitamin B12
Tham gia chuyển hoá folat. Duy trì bao myelin. Tham gia quá trình tạo máu.
Nhu cầu vitamin B12
Nhu cầu vitamin B12 tăng ở PNCT và PNCCB. Những người bị cắt đoạn dạ dày sẽ không có khả năng tiết ra yếu tố nội cần thiết cho sự hấp thu vitamin B12 nên cần phải được bổ sung theo đường tiêm
Nguồn vitamin B12 trong thực phẩm
Vitamin B12 có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhất là phủ tạng, thịt nac, hải sản, trứng và sữa
VITAMIN C
Vai trò của vitamin C
Vitamin C tham gia quá trình hình thành chất tạo keo ( collagen) là chất cần để gắn kết các tế bào và làm liền vết thương, làm vững bền thành mạch. Vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt không Hem, tham gia quá trình chuyển hoá năng lượng, tham gia quá trình tạo kháng thể và làm tăng sức đề kháng của cơ thể với bệnh nhiễm trùng. Vitamin C là chất chống oxy hoá làm ngăn cản sự hình thành các gốc tự do làm chậm quá trình lão hoá và phòng các bệnh tim mạch và ung thư. Thiếu vitamin C thường gây chảy máu chân răng, chậm liền vết thương, xuất huyết dưới da…
Nếu dùng vitamin C liều cao và kéo dài có thể gây tiêun chảy, buồn nôn, sỏi oxalat thận và có thể gây bệnh thiếu vitamin C khi dừng đột ngột
Nhu cầu vitamin C
Nhu cầu vitamin C theo khuyến nghi cho người trưởng thành là 70-75mg/ngày. Người nghiện thuốc lá cần dùng tăng lên ( 100-200mg/ngày)
Nguồn vitamin C trong thực phẩm
Vitamin C có nhiều trong rau xanh và hoa quả, đặc biệt là quả chanh, cam, bưởi, dưa hấu, cà chua, cải bắp và cải xanh