Viêm khớp gối gây nên triệu chứng đau, sưng và cứng khớp. Vậy viêm khớp gối có nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Tìm hiểu qua bài viết sau!
Viêm khớp gối là gì?
Viêm khớp gối xảy ra khi lớp sụn bao phủ xung quanh các đầu xương trong khớp gối bắt đầu mất đi tính đàn hồi và không còn trơn láng. Khớp gối được cấu tạo bởi 3 xương chính: xương đùi (xương đùi), xương ống chân (xương chày) và xương bánh chè (xương bánh chè). Sụn đóng vai trò như một tấm đệm, giúp giảm ma sát, giảm sang chấn và cho phép các xương trượt nhẹ nhàng lên nhau khi bạn cử động.
Khi sụn bị mòn, bề mặt sẽ trở nên thô ráp và xù xì, không còn trơn láng như trước. Điều này dẫn đến việc các xương bắt đầu cọ xát trực tiếp vào nhau. Từ đó tạo ra ma sát gây đau đớn. Ngoài ra, khả năng hấp thụ chấn động của sụn cũng giảm đi đáng kể. Khiến mọi chuyển động của khớp gối trở nên khó khăn và đau hơn. Màng hoạt dịch, nơi sản xuất dịch khớp để bôi trơn và nuôi dưỡng sụn, cũng bị ảnh hưởng, làm tăng thêm sự khó chịu và hạn chế vận động.
Các dạng viêm khớp gối thường gặp
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là dạng viêm khớp phổ biến nhất, xảy ra do sự thoái hóa trong sụn khớp. Giảm khả năng bao cản của sụn khớp nên các xương cọ xát vào nhau nhiều hơn, xương khớp cũng dễ tổn thương hơn gây sưng viêm.
Thoái hóa khớp gối có thể xảy ra ở bất kì ai. Song phổ biến nhất vẫn là người trên 50 tuổi, có tiền sử hay phải lao động nặng.
Viêm khớp dạng thấp
Thoái hóa khớp thường chỉ ảnh hưởng đến một vài khớp vận động nhiều nhất định. Còn viêm khớp dạng thấp là dạng viêm khớp ảnh hưởng tới đồng thời nhiều khớp trong cơ thể. Vùng xương đầu gối cũng có thể bị viêm khớp dạng thấp. Thực tế đây là dạng bệnh tự miễn. Nghĩa là sự tổn thương xuất hiện do hệ miễn dịch hoạt động sai, tự tấn công mô cơ thể.
Cụ thể là tế bào bạch cầu tấn công làm tổn thương và khiến các màng hoạt dịch bao bọc quanh các khớp gối sưng lên, đồng thời làm tiêu xương và gây đau đớn. Vùng khớp gối hoặc vùng xương chịu ảnh hưởng khác thường vô cùng đau đớn, nóng rát.
Viêm khớp kinh niên do chấn thương
Chấn thương gây rách sụn hoặc chấn thương dây chằng, xương xung quanh vùng khớp có thể được khắc phục nhưng vẫn để lại biến chứng. Từ đó gây viêm khớp kinh niên xuất hiện sau khoảng vài năm.
Tình trạng viêm khớp cũng sẽ tiến triển theo từng giai đoạn nặng dần, chia theo mức độ tổn thương quan sát được trên ảnh chụp X-quang. Viêm khớp gối giai đoạn nhẹ khi trong khớp đầu gối chỉ xuất hiện gai nhỏ, sụn tổn thương nhẹ, chưa bị ăn mòn nhiều. Triệu chứng đau đớn khó chịu lúc này chưa rõ ràng hoặc rất nhẹ. Vì vậy nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua.
Viêm khớp gối giai đoạn tiến triển là khi sụn khớp bị hỏng và ăn mòn nhiều, các đầu xương tiến sát lại với nhau. Đôi khi lớp sụn bị vỡ thành nhiều mảnh hoặc bị ăn mòn hoàn toàn. Không chỉ gây đau đớn, sưng viêm, khả năng vận động của người bệnh cũng vô cùng hạn chế. Nguy hiểm nhất là khi xương đầu gối bị biến dạng không thể phục hồi.
Triệu chứng khi khớp gối bị viêm
Các triệu chứng chính của viêm xương khớp gối bao gồm:
– Đau (đặc biệt là khi bạn đang di chuyển đầu gối hoặc vào cuối ngày – tình trạng này thường sẽ đỡ hơn khi bạn nghỉ ngơi);
– Cứng khớp (đặc biệt là sau khi nghỉ ngơi);
– Tiếng kêu răng rắc, cảm giác mài mòn khi bạn di chuyển khớp;
– Sưng cứng (do gai xương);
– Sưng mềm (gây ra bởi chất lỏng dư thừa trong các khớp).
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
– Đầu gối yếu vì cơ bắp đã trở nên yếu hoặc cấu trúc khớp kém ổn định;
– Đầu gối không di chuyển tự do hoặc như bình thường;
– Đầu gối trở nên cong và gập xuống;
– Các cơ xung quanh khớp mỏng và teo lại.
Một số ít người có cơn đau đầu gối khiến họ bị tỉnh dậy vào ban đêm. Điều này thường chỉ xảy ra với bệnh viêm khớp gối nặng.
Nguyên nhân gây viêm khớp gối
Viêm khớp gối có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau bao gồm:
– Tuổi tác: Bệnh này thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và người già. Do quá trình thoái hóa tự nhiên của khớp khiến mô sụn và cấu trúc xương bị tổn thương.
– Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Đặc biệt là phụ nữ trên 55 tuổi.
– Có thể do trọng lượng cơ thể lớn tạo áp lực lớn lên khớp gối, đặc biệt khi cần thực hiện nhiều hoạt động cơ học như đứng, đi lại, và vận động.
– Viêm khớp gối di truyền: Một số đột biến di truyền có thể liên quan đến tình trạng viêm khớp, ảnh hưởng đến hình dạng xương quanh khớp gối.
– Chấn thương lặp lại: Các hoạt động công việc cần phải quỳ, ngồi xổm, nâng tạ nặng liên tục có thể gây chấn thương lặp lại. Từ đó dẫn đến bệnh viêm khớp.
– Gặp phải chấn thương khi hoạt động thể thao: Vận động viên thể thao như tennis, điền kinh, bóng đá cũng có nguy cơ do chấn thương và tác động lực quá lớn.
– Bệnh lý khác: Một số bệnh rối loạn chuyển hóa hoặc tình trạng quá tải sắt có thể liên quan đến viêm khớp gối.
Phương pháp điều trị
Điều trị viêm khớp gối bằng vật lý trị liệu
Các mục tiêu chính của điều trị viêm khớp gối là để giảm đau và giúp người bệnh hoạt động dễ dàng. Kế hoạch điều trị sẽ thường bao gồm:
– Giảm cân:
Nên giữ cân nặng ở mức hợp lý. Nếu cân nặng của bạn ở ngưỡng cao thì giảm cân có thể làm giảm đáng kể cơn đau đầu gối từ viêm xương khớp;
– Tập thể dục:
Tăng cường các cơ bắp xung quanh đầu gối làm cho các khớp ổn định hơn và giảm đau. Bài tập kéo dài giúp giữ cho khớp gối di động và linh hoạt;
– Chườm đá và chườm nóng có thể giúp giảm cứng khớp, đau và sưng;
– Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm:
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau, chống viêm tùy theo tình trạng bệnh.
– Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic vào đầu gối:
Steroid là thuốc chống viêm mạnh. Hyaluronic axit thường có trong các khớp như một chất lỏng bôi trơn;
– Phương pháp điều trị thay thế:
Một số phương pháp điều trị thay thế có hiệu quả bao gồm các loại kem bôi có capsaicin, châm cứu hoặc các liệu pháp bổ sung, bao gồm glucosamine và chondroitin;
– Sử dụng các thiết bị như nẹp:
Có hai loại nẹp bao gồm:
+ Nẹp gối không tải, trong đó có trọng lượng đi từ phía đầu gối bị ảnh hưởng bởi viêm khớp
+ Nẹp gối hỗ trợ, trong đó hỗ trợ cho toàn bộ đầu gối
– Vật lý trị liệu và các liệu pháp nghề nghiệp:
Nếu đang gặp rắc rối với các hoạt động hàng ngày, bạn có thể cần vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu giúp tăng cường cơ bắp và tăng tính linh hoạt trong khớp. Trị liệu nghề nghiệp giúp thực hiện thường xuyên các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như việc gia đình, với ít đau đớn hơn;
– Phẫu thuật: khi phương pháp điều trị viêm khớp gối khác không hiệu quả, phẫu thuật là một lựa chọn tốt.