CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

Loét dạ dày tá tràng - Pharmavn

 

 

Triệu chứng và điều trị bệnh Loét dạ dày - tá tràng - Yte123.com

  1. CƠ CHẾ BỆNH SINH VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

Nhiều tác giả đưa ra các thuyết cơ chế bệnh sinh khác nhau nhưng cho đến nay nguyên nhân bệnh vẫn chưa được sáng tỏ và thống nhất. Sau đây là tóm tắt các nhân tố chủ yếu và nhân tố thúc đẩy bệnh tiến triển:

  • Quá căng thẳng về thần kinh tâm lý do chấn thương về tinh thần, tình cảm, tâm lý, cấp tính và mạn tính. Do rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết
  • Do tính chất thức ăn không phù hợp: thói quen dùng rượu quá nhiều, sử dụng thái quá các chất chua, cay, cũng có thể do thiếu dinh dưỡng hoặc vitamin kéo dài
  • Các tổn thương thực thể tại dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng dẫn đến rối loạn bài tiết và vận động của dạ dày
  • Yếu tố gia đình chiếm tới 26% ( Nga), 47% ( Pháp )

***Một số yếu tố thúc đẩy bệnh dễ xuất hiện và nặng hơn:

  • Ảnh hưởng của môi trường như độ ẩm, nhiệt độ và áp suất không khí. Ở Việt Nam bệnh thường tiến triển vào mùa rét, các nước châu Âu bệnh dễ tái phát vào mùa xuân và mùa thu
  • Loét dạ dày có thể găp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở nam giới trẻ tuổi từ 18 đến 40, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới. Tổn thương khu trú ở bờ cong nhỏ, hoặc hang vị, có thể là cả tâm vị và môn vị
  • Trong vài năm gần đây người ta tìm thấy Helicobacter pylori là một loại xoắn khuẩn gram ( -) cư trú ở niêm mạc ổ loét dạ dày tá tràng. Nhiều tác giả cho rằng, loại xoắn khuẩn này làm tổn thương các tế bào niêm mạc, gây phản ứng viêm mạnh ở niêm mạc dạ dày dưới tác dụng của acid tiêu hoá gây loét

Chế độ ăn trong bệnh dạ dày nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày được nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành

2.  NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN TRONG VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

*** Sử dụng các thức ăn mềm có khả năng bao bọc, che chở niêm mạc dạ dày và thích hợp với từng người

Nấu chín, nình nhừ thức ăn, không nên dùng thực phẩm ăn sống, nhai kỹ, ăn chậm. Không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì thức ăn lạnh quá làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá cũng làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và co bóp nhiều hơn. Nhiệt độ thức ăn thích hợp nhất là 40 -50oC vì ở nhiệt độ này thức ăn dễ tiêu hoá và hấp thu hơn

***Chống tăng tiết dịch vị và HCL

  • Không để bụng đói
  • Không ăn quá no
  • Không ăn nước luộc, nước hầm thịt nguyên chất
  • Không ăn thức ăn có nhiều mùi vị thơm như thịt quay, thịt muối, và cá muối
  • Không uống rượu, bia, chè đặc, cà phê
  • Không hút thuốc lá, chất cay, đồ uống quá chua
  • Tránh ăn quá muộn vào ban đêm

***Không nên ăn thức ăn quá lỏng hoặc quá đặc

Nếu thức ăn đặc quá men tiêu hoá sẽ khó thấm vào thức ăn và không có tác dụng tốt, nếu thức ăn quá lỏng thì men tiêu hoá bị pha loãng và pH của môi trường dạ dày tăng cao làm cho quá trình tiêu hoá thức ăn bị kém đi. Không nên ăn quá nhiều canh trong bữa ăn

***Sinh hoạt thoải mái, làm việc điều độ, tránh căng thẳng về tinh thần

***Nên có các bữa ăn phụ

Không ăn quá nhiều một lúc mà nên chia thành các bữa nhỏ ( 4-5 bữa ) để thường xuyên có tác dụng trung hoà acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày

***Những thức ăn không nên dùng

  • Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm
  • Các loại thịt nguội chế biến sẵn
  • Sữa chua
  • Gia vị, giấm, tỏi,..
  • Chè, cà phê đặc. nên bỏ hẳn rượu, thuốc lá
  • Những thức ăn cứng, dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *