RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ

Bệnh do rối loạn chuyển hóa đang gia tăng

 

*** Thông thường cơ thể sẽ tự điều chỉnh và quá trình trao đổi chất sẽ tăng lên hoặc chậm lại bất cứ khi nào cần thiết để giữ cho cơ thể ở mức cân nặng bình thường. Nhưng nếu bạn bị rối loạn chuyển hoá  thì quá trình trao đổi chất sẽ không hoạt động bình thường nên dù ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn cũng không đạt được hiệu quả

*** Có nhiều loại rối loạn chuyển hoá khác nhau nhưng thông thường chúng liên quan đến sự dư thừa hoặc thiếu một số enzyme và hormone do cơ thể tự sản xuất để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường

*** Rối loạn chuyển hoá có thể khó xác định vì thông thường các triệu chứng của rối loạn chuyển hoá cũng giống các triệu chứng của một số bệnh lý khác

*** Dưới đây là một số rối loạn chuyển hoá phổ biến nhất thường gặp. Nếu bạn nghĩ mình có thể bị rối loạn chuyển hoá, bạn nên gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra

  1. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là loại rối loạn chuyển hoá phổ biến nhất hiện nay. Có hơn 3 triệu người bao gồm cả người lớn và trẻ em đang sống chung với bệnh tiểu đường ở Việt Nam. Hàng ngàn người sẽ mắc bệnh tiểu đường trong thời gian tới. Hàng triệu người đang mắc bệnh tiểu đường mà thậm chí họ cũng không biết điều đó. Có hai loại bệnh tiểu đường chính: type I và type II. Bệnh tiểu đường tyoe I là một tình trạng mà khi vừa mới sinh ra bạn đã mắc bệnh và bệnh tiểu đường type II là một tình trạng hình thành theo thời gian. Hầu hết, những người mắc bệnh tiểu đường type II là người trưởng thành. Cả hai loại bệnh tiểu đường đều bắt nguồn từ việc thiếu insulin

Insulin là một hormone giúp các tế bào trong cơ thể xử lý tinh bột và đường trong máu. Những loại tinh bột và đường thường được gọi là thứ giúp nuôi dưỡng tế bào. Vì vậy, nếu không có insulin giúp các tế bào phân huỷ glucose trong má, các tế bào sẽ không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động bình thường. Ngoài việc các tế bào không nhận được những gì chúng cần, việc thiếu insulin khiến đường trong máu tích tụ có thể dẫn đến các vấn đề khác như: bệnh tim, tổn thương thận hoặc mù loà.

Bạn đã bao giờ nghe ai đó nói họ đang bị hạ đường huyết hoặc đường huyết cao chưa ? Lượng đường trong máu thấp có nghĩa là họ không nhận đủ glucose và lượng đường trong máu cao có nghĩa là họ đang nhận được quá nhiều. Cả hai đều có thể là chỉ số biểu hiện của bệnh tiểu đường

  • Bệnh tiểu đường type I

– Nếu vừa sinh ra đã mấc bệnh tiểu đường type I là do tuyến tuỵ  của bạn không hoạt động đúng. Tuyến tuỵ là nơi tạo ra insulin cần thiết để  giải phóng glucose

– Các  triệu chứng của bệnh tiểu đường type I là giảm cân nhanh, khát nước và mệt mỏi. Nếu không được điều trị, những người mắc bệnh  tiểu đường type I có thể bị bệnh tim, tổn thương thận hoặc mù loà

-Những người mắc bệnh tiểu đường type I phải đo lượng đường trong máu thường xuyên để theo dõi mức độ cao hay thấp. Sau đó, họ cần kiểm soát mức glucose bằng cách tiêm insulin thường xuyên. Kiểm soát bệnh tiểu đường type I thông qua tiêm insulin là cực kỳ hiệu quả

 

Bệnh tiểu đường type 1: nguyên nhân và biến chứng cần thận trọng

  • Bệnh tiểu đường type II

-Bệnh tiểu đường type II xảy ra khi cơ thể không tạo ra đủ insulin để hỗ trợ quá trình phân huỷ glucose trong máu hoặc các tế bào đang bỏ qua insulin. Khi các tế bào không hấp thụ insulin mà cơ thể sản xuất, đó được gọi là kháng insulin. Mọi người có thể bị kháng insulin mà không bị tiểu đường nhưng kháng insulin thường là triệu chứng của bệnh tiểu đường

-Nếu chế độ ăn uống của bạn chủ yếu là đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên, nước ngọt có đường, đồ ăn nhẹ có nhiều tinh bột, thực phẩm có nhiều chất béo và tinh bột thì với lối sống đó có thể khiến bạn gặp nguy hiểm

Bệnh tiểu đường loại 2 : Tổng quan về bệnh tiểu đường Type 2

-Khi nói đến bệnh tiểu đường tuýp 2, việc điều trị phụ thuộc vào lượng
cơ thể bạn sản xuất. Nếu chỉ không sản xuất đủ insulin thì bạn có thể điều trị
bằng cách tiêm insulin như những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
-Nếu cơ thể tạo ra nhiều insulin nhưng cơ thể lại bỏ qua nó thì tiêm
thêm insulin sẽ không có tác dụng. Khi đó, bạn cần sử dụng chế độ ăn uống,
tập thể dục và một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để điều trị. Bệnh tiểu đường
tuýp 2 không được điều trị có thể gây ra bệnh tim, bệnh thận, béo phì, mù lòa
và thậm chí tử vong.
-Nếu bạn nghĩ mình có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn
có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống và tập thể dục. Vì
vậy, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn cần thực hiện
thay đổi nghiêm túc về chế độ ăn uống và tập thể dục ngay lập tức để vấn đề
không bị nghiêm trọng hơn.

***“ Bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đƣờng?

-Bệnh tiểu đường tuýp 2 không phải hình thành trong một vài ngày. Có
rất nhiều dấu hiệu trong quá trình hình thành bệnh lý nhưng mọi người hoặc
là không biết hoặc là thờ ơ trước các dấu hiệu và triệu chứng đó. Theo các
chuyên gia y tế, có hàng triệu người chỉ riêng ở Việt Nam bị tiền đái tháo
đường

-Nếu bạn bị tiền đái tháo đường, cơ thể bạn đã bị tổn thương do ảnh
hưởng của tình trạng kháng insulin hoặc thiếu insulin, nhưng bạn vẫn có thể
chữa trị được.
-Nếu bạn có các dấu hiệu phát triển của bệnh tiểu đường tuýt 2, bạn
nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn sẽ được thực hiện 2 xét nghiệm khác
nhau để xác định xem liệu bạn có bị tiền đái tháo đường hay không.
-Cả hai xét nghiệm glucose huyết tương và xét nghiệm dung nạp
glucose đường đều yêu cầu bạn phải nhịn ăn trong khoản 8 – 10 tiếng trước
khi thử nghiệm. Cả hai đều đo lượng đường trong máu tại các thời điểm
khác nhau để xem cơ thể bạn đang phân giải glucose bình thường hay có
mức glucose tăng cao. Nồng độ glucose tăng cao cho thấy cơ thể không sử
dụng insulin đúng cách và các tế bào không nhận được những gì chúng cần.
-Nếu bị tiền đái tháo đường thì bạn sẽ có nguy cơ bị đau tim hoặc đột
quỵ cao hơn 50% so với những người không bị tiền đái tháo đường, vì vậy
việc tìm hiểu xem có bị tiền đái tháo đường hay không nó không chỉ để
phòng ngừa bệnh tiểu đường mà vấn đề nghiêm trọng chính là đau tim hoặc
đột quỵ.

***- Nguy cơ nào khiến bệnh tiểu đƣờng phát triển?
– Nếu bạn có các dấu hiệu triệu chứng thì bạn có thể đã bị tiền đái tháo
đường. Nếu xét nghiệm cho thấy có nguy cơ thì bạn nên gặp bác sĩ để tìm
hiểu xem bạn có bị tiền đái tháo đường hay không.
– Hãy nhớ rằng vẫn có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường nhưng chỉ khi
bạn chủ động và kiểm soát sức khỏe của mình ngay lập tức.
– Béo phì hoặc có Chỉ số cơ thể trên 30 là nguy cơ chính gây ra bệnh
tiểu đường. Nếu thừa cân, có nhiều khả năng bạn đã bị mắc một số loại
kháng insulin có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

– Nếu béo phì, điều quan trọng là bạn phải được bác sĩ kiểm tra để đánh
giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

 Chế độ ăn uống không lành mạnh?
Hầu hết mọi người ngày nay không có kiến thức về ăn uống lành
mạnh. Công việc bận rộn và các vấn đề tài chính, sự nghiệp khiến nhiều
người sử dụng các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chiên, thực phẩm giàu tinh
bột, thực phẩm có đường và thực phẩm giàu chất béo.
Ăn nhiều thực phẩm đã qua chế biến nhiều lần và tẩm ướt nhiều hóa
chất có thể dẫn đến kháng insulin và tiểu đường.
 Lƣời tập thể dục
Bạn có phải là một trong hàng triệu người không bao giờ tập thể dục?
Việc ít tập thể dục có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Các tế bào cơ hoạt động
khác với các tế bào khác. Các tế bào cơ có nhiều khả năng chống lại tình
trạng kháng insulin, do đó càng có nhiều tế bào cơ thì bạn càng có cơ hội
giảm kháng insulin. Tập thể dục cũng giúp giảm cân và có thể giúp tăng
cường cho tim mạch.
Chỉ cần 60 phút tập luyện Yoga mỗi tuần 3 buổi sẽ giúp giảm nguy cơ
mắc bệnh tiểu đường và giúp bạn giảm cân.
 Di truyền học
Thực sự hoàn toàn không công bằng, nhưng nếu các thành viên trong
gia đình, đặc biệt là cha mẹ bạn mắc bệnh tiểu đường tuýt 1 hoặc tuýt 2 thì
bạn có nhiều khả năng mắc nó khi trưởng thành. Bạn có xu hướng kháng insulin và béo phì, do đó có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
cao hơn. Nếu gia đình bạn có tiền sử bệnh tiểu đường, bạn cần hết sức cẩn
thận khi mắc bệnh tiểu đường

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường ngay cả khi gia đình có tiền sử
nhưng có lẽ bạn sẽ phải nỗ lực chăm chỉ hơn những người khác. Nếu bạn lo
lắng thì nên bắt đầu thực hiện các bước như tập thể dục nhiều hơn và kiểm
tra lại chế độ ăn uống ngay lập tức.

***Kháng Insulin là gì?
Kháng insulin có thể là tiền thân của bệnh tiểu đường hoặc bản thân
nó có thể là một rối loạn chuyển hóa. Bị kháng insulin không có nghĩa là bạn
sẽ tự nhiên mà phát triển thành bệnh tiểu đường, nhưng hầu hết các chuyên
gia nhận định rằng nếu bạn bị kháng insulin, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh
tiểu đường.
Nếu cơ thể bạn kháng insulin, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn đang sản
xuất insulin nhưng các tế bào lại không nhận được insulin. Nếu bạn kháng
insulin có thể là một phần lý do dẫn tới việc khiến bạn khó giảm cân.
Kháng insulin là một rối loạn tương đối mới, nhưng các chuyên gia về
bệnh tiểu đường đã nói rằng kháng insulin là một bước tiến quan trọng trong
việc xác định và điều trị bệnh tiểu đường sớm hoặc tiền đái tháo đường

***Triệu chứng của Insulin
Nếu bạn có trên 3 triệu chứng liên quan đến kháng insulin, thì nên đi
khám bác sĩ ngay. Nếu bạn thực sự kháng insulin, bạn có thể bảo vệ sức
khỏe của mình bằng cách thay đổi lối sống ngay bây giờ để không gặp phải
các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn sau này.
Các triệu chứng của kháng insulin bao gồm:
• Mệt mỏi
• Không có khả năng tập trung
• Lượng đường trong máu thấp

• Đầy hơi
• Buồn ngủ
• Tăng cân, tích mỡ, khó giảm cân
• Tăng triglyceride
• Tăng huyết áp
• Buồn phiền

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *