VÀI NÉT VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
Đái tháo đường ( tiểu đường ) là một bệnh rối loạn chuyển hoá đường, gây tăng đường huyết mạn tính kéo theo rối loạn chuyển hoá lipid, protid và điện giải do thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối của tuyến tuỵ. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở nhiều phủ tạng, thậm chí gây tử vong nếu không điều trị kịp thời
Đái tháo đường là một bệnh phổ biến trên thế giới và có ý nghĩa cộng đồng rõ rệt. Bệnh có xu hướng tăng theo thời gian và sự phát triển kinh tế. Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở các nước công nghiệp phát triển thường cao, ở Pháp có khoảng 1 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, chiếm tỷ lệ gần 2% dân số. Bệnh thường gặp ở người có tuổi và người già, trước 40 tuổi tỷ lệ bệnh giữa nam và nữ là như nhau, khi tuổi càng cao nữ càng mắc nhiều hơn nam. Tỷ lệ tử vong vào khoảng 10 -30 người/ 100.000 dân. Điều tra cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành tại Hà Nội là 1,2% ( năm 1991) Thành phố Hồ Chí Minh 2,52% ( 1993) và Huế 1,56% ( 1994)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 1998, để chẩn đoán đái tháo đường có thể dựa vào một trong ba xét nghiệm sau đây và các kết quả này phải lặp đi, lặp lại 1-2 lần trong những ngày sau đó
Béo phì là nguy cơ chính của đái tháo đường không phụ thuộc vào Insulin, nguy cơ ngày càng tăng lên theo thời gian và theo mức độ béo. Có đến 80% bệnh nhân mắc bệnh này là những người béo. Tỷ lệ này tăng gấp đôi ở những người béo vừa phải và tăng gấp 3 ở những người quá béo. Điều trị bệnh nhân loại này chủ yếu bằng chế độ ăn và thuốc hạ đường huyết
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
Mục đích của chế độ ăn:
Duy trì tình trạng dinh dưỡng thích hợp để đảm bảo sức khoẻ tốt
Duy trì cân bằng chuyển hoá
Ngăn ngừa các biến chứng
Trong điều trị đái tháo đường, chế độ ăn giữ một vai trò quan trọng dù là đái tháo đường type I hay type II không có một công thức tính chế độ ăn chung cho tất cả các bệnh nhân, vì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: người béo hay người gầy, lao động thể lực hoặc không lao động, có biến chứng hay không có biến chứng và còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân. Ở nhiều bệnh nhân đái tháo đường type II chỉ cần chế độ ăn thích hợp kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực cũng đủ kiểm soát tốt đường huyết, không cần phải dùng thuốc hạ đường huyết giai đoạn đầu của điều trị
Phân bố bữa ăn trong ngày:
Giờ ăn: nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ( tính theo tổng năng lượng ) : Bữa sáng 10%, Bữa phụ sáng 10%, Bữa trưa 30%, Bữa phụ chiều 10%, Bữa tối 30%, Bữa phụ tối 10%
Nếu bệnh nhân có tiêm Insulin, phải tính thời điểm lượng đường huyết tăng cao sau bữa ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất
Đối với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm, dễ có xu hướng bị hạ đường huyết trong đêm, nên cho các bữa ăn phụ trước khi đi ngủ
Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng:
Nhu cầu năng lượng:
Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhu cầu về năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu này tăng hay giảm và thay đổi khác nhau ở mỗi người. Tổng năng lượng mỗi ngày cho bệnh nhân tại bệnh viện:
Nam 26kcal/ kg thể trọng / ngày
Nữ 24kcal/ kg thể trọng / ngày
Đối với bệnh nhân điều trị tại giường < 25kcal/ kg thể trọng / ngày
Tỷ lệ các chất sinh nhiệt:
Protein: Lý tưởng là 0,8g / kg / ngày đối với người lớn. Trong một số trường hợp đặc biệt, nên cho lượng protein nhiều hơn cùng với số năng lượng cũng được tăng thêm. Đó là bệnh nhân phẩu thuật: 2-4g/kg/ngày, PNCT 6 tháng cuối: thêm 15g/ ngày, PNCCB: < 6 tháng: thêm 15-20g/ ngày , > 6 tháng: 12-15g / ngày và vận động viên khi tập luyện: 1,2 – 1,5g / kg/ ngày. Protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần
Lipid: Tỷ lệ lipid không nên quá 25-30% tổng số năng lượng, trong dó chất béo bão hoà nên dưới 10%, phần còn lại là chất béo không bão hoà, acid béo không no một nối đôi 10-15%, acid béo không no nhiều nối đôi < 10% tổng năng lượng của khẩu phần, cholesterol nên dưới 250mg/ ngày
Glucid: Tỷ lệ glucid chấp nhận được là 50 – 60% tổng số năng lượng. Nến sử dụng các glucid phức hợp như gạo, khoai củ
Vitamin và các yếu tố vi lượng:
Cần đảm bảo đủ vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B để ngăn ngừa tạo thành ceton, đảm bảo đủ các yếu tố vi lượng ( sắt, iod….). Các loại này sẵn có trong rau quả tươi. Nên dùng <6g muối / ngày. Nếu kèm tăng huyết áp thì không dùng quá 3g muối natri / ngày
Chất xơ:
Nên ăn nhiều thức ăn có sợi xơ ( cellulose ) có nhiều trong rau quả, gạo không giã kỹ, có tác dụng chống táo bón, giảm đường huyết, cholesterol sau bữa ăn. Lượng chất xơ nên là 20 – 40g/ ngày
Có thể sử dụng ” chất tạo ngọt ” không sinh năng lượng trong bữa ăn ( saccharin, cyclamate, aspartam ). Các chất này có đậm độ cao hơn nhiều lần so với đường saccharose, chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải
Nên dùng các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp, chúng có ưu điểm làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn, cải thiện chuyển hoá lipid, đặc biệt đối với đái tháo đường type II:
Các loại thức ăn mặc dù có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn sẽ tăng đường huyết với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu có lợi để lựa chọn thực phẩm
Chọn các thực phẩm phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương, dân tộc. Chọn các thực phẩm đơn giản và không quá đắt, không nên thay đổi quá nhanh cơ cấu cũng như khối lượng bữa ăn:
Duy trì cân nặng ” nên có “, tập luyện thể lực hàng ngày, tránh tâm lý căng thẳng:
CÁC THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ
Hạn chế ăn khoai tây, miến dong, bánh mỳ ( chỉ nên ăn tối đa 1 lần/ 1 loại / 1 ngày )
Kiêng hay hạn chế tối đa đối với các loại mứt, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt
Không ăn trái cây khô là các loại thức ăn có trên 20% glucid
Hạn chế dùng mỡ, bơ
Không nên ăn cùng lúc các loại quả ngọt như xoài, na, nho. Nên chia 2-3 lần/ ngày