1. Thành phần của thuốc Iodine Bidiphar :
Povidone Iodine…………………………………………10 g
Nước cất vđ…………………………………………….100 ml
( Tá dược: Dinatri hydrophosphat, Acid Citric )
2. Dạng bào chế:
Dung dịch dùng ngoài.
3. Quy cách đóng gói:
Hộp 1 chai 30 ml
4. Chỉ định:
Khử khuẩn và sát khuẩn ở các vết thương và da, niêm mạc trước khi phẫu thuật. Lau rửa các dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn.
5. Liều lượng và cách dùng:
– Povidone iodine là thuốc sát khuẩn có phổ kháng khuẩn rộng, khô nhanh, chủ yếu là dùng ngoài. Liều dùng tùy thuộc vào vùng và tình trạng nhiễm khuẩn.
– Người lớn bôi dung dịch không pha loãng lên vùng da để khử khuẩn hoặc vào vùng tổn thương (Herpes simplex, zona, vết thương) để tránh nhiễm khuẩn. Ngày bôi 2 lần và nếu cần, phủ gạc lên vết thương.
– Liều trẻ em và người cao tuổi như liều người lớn.
6. Chống chỉ định:
– Tiền sử quá mẫn với iod.
– Dùng thường xuyên ở người bệnh có rối loạn tuyến giáp (đặc biệt bướu giáp nhân colloid, bướu giáp lưu hành và viêm tuyến giáp Hashimoto)
– Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và thời kỳ cho con bú.
– Thủng màng nhĩ hoặc bôi trực tiếp lên màng não.
– Khoang bị tổn thương nặng.
– Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh.
7. Thận trọng:
Cần thận trọng khi dùng thường xuyên trên vết thương đối với người bệnh có tiền sử suy thận, đối với người bệnh đang điều trị bằng lithi.
8. Tương tác thuốc :
Tác dụng kháng khuẩn bị giảm khi có kiềm và protein.
Xà phòng không làm mất tác dụng.
Tương tác với các hợp chất thuỷ ngân: gây ăn da.
Thuốc bị mất tác dụng với natri thiosulfat, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao, và các thuốc sát khuẩn khác.
Có thể cản trở test thăm dò chức năng tuyến giáp.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Tránh dùng thường xuyên cho các đối tượng này, vì Iod qua được hàng rào nhau – thai và bài tiết qua sữa.
Mặc dầu chưa có bằng chứng về nguy hại, nhưng vẫn nên thận trọng, cần cân nhắc giữa lợi ích điều trị và tác dụng có thể gây ra do hấp thụ Iod đối với sự phát triển và chức năng của tuyến giáp thai nhi.
9.Tác dụng phụ:
Chế phẩm có thể gây kích ứng tại chỗ, mặc dầu thuốc ít kích ứng hơn iod tự do. Dùng với vết thương rộng và vết bỏng nặng có thể gây phản ứng toàn thân.
– Thường gặp:
Iod được hấp thu mạnh ở vết thương rộng và bỏng nặng có thể gây nhiễm acid chuyển hóa, tăng natri huyết và tổn thương chức năng thận.
Đối với tuyến giáp: có thể gây giảm năng giáp và có thể gây cơn nhiễm độc giáp.
Huyết học: giảm bạch cầu trung tính (ở những người bệnh bị bỏng nặng).
Thần kinh: co giật (ở những người bệnh điều trị kéo dài).
– Ít gặp:
Huyết học: giảm bạch cầu trung tính (ở những người bệnh bị bỏng nặng).
Thần kinh: cơn động kinh (nếu điều trị PVP – I kéo dài).
Dị ứng, như viêm da do iod, đốm xuất huyết, viêm tuyến nước bọt, nhưng với tỷ lệ rất thấp.
Reviews
There are no reviews yet.