Bé biếng ăn thì có thể là nguyên nhân bệnh lý (do bé đang bị mắc bệnh lý nào đó như viêm họng, viêm amidan, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng, nhiễm giun,… gây ra tình trạng biếng ăn) hoặc do sinh lý (do thay đổi sinh lý: Khi bước vào những giai đoạn như biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng, học nói,… trẻ thường biếng ăn. Ngay cả khi khỏe mạnh, trẻ cũng có những giai đoạn ăn ít hẳn trong vài ngày hoặc vài tuần mà vẫn vui chơi bình thường)
Cách khắc phục biếng ăn sinh lý:
Trong giai đoạn trẻ đang làm quen với những kỹ năng mới, bạn nên bình tĩnh theo dõi xem trẻ có phải mắc chứng biếng ăn sinh lý hay không. Biểu hiện của tình trạng này là trẻ không bệnh, vẫn chơi đùa tốt nhưng ăn ít. Để giúp bé ăn được nhiều hơn, bạn có thể cho trẻ ăn từng chút một với nhiều món ăn trong bữa chính. Nếu trẻ ăn ít trong các bữa chính thì bạn có thể cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày. Đồng thời, bạn cũng nên cho trẻ ăn những thức ăn trẻ yêu thích, lạ miệng, dễ nuốt,… trong thời điểm này.
Do biếng ăn sinh lý là điều tất yếu nên nhiều người chú ý một số sai lầm thường gặp khi cho bé ăn như ép trẻ ăn quá mức vì có thể gây sợ hãi và biến chuyển thành biếng ăn tâm lý, rất có hại sau này. Tuy nhiên, nếu sau 2 – 3 tuần mà tình trạng biếng ăn của trẻ không chuyển biến tích cực hơn, trẻ bị sụt cân hoặc đứng cân trong một tháng thì bạn nên đưa bé đi khám ở chuyên khoa nhi hoặc dinh dưỡng để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Cách khắc phục biếng ăn bệnh lý:
Khi mắc bệnh, trẻ thường mệt mỏi dẫn tới chán ăn, lười ăn. Lượng thực phẩm nạp vào cơ thể ít đi dẫn tới sự thiếu hụt về dinh dưỡng, khiến bé mệt mỏi và chán ăn hơn. Vì vậy, bạn cần chú trọng tới việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng hợp lý trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ để phục hồi thể lực và tăng sức đề kháng cho bé.
Một số lưu ý quan trọng bạn nên thực hiện là:
- Chế biến và trình bày món ăn hấp dẫn hơn để thu hút trẻ và kích thích sự ngon miệng của trẻ.
- Thiết lập khẩu phần ăn cho bé cần cân bằng 4 nhóm chất: đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Trong thời gian điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cần bổ sung đầy đủ vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C và các khoáng chất như magie, kẽm cho trẻ.
- Không lạm dụng kháng sinh vì dễ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến bé bị chướng bụng, khó tiêu và chán ăn.
- Giảm đau khi trẻ mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng.
- Tạo không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái để trẻ ăn ngon miệng hơn.
Biếng ăn ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, theo đó bạn cần phân biệt biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý để tìm cách giúp trẻ ăn ngon tăng cân hoặc thăm khám sớm cho trẻ. Đối với những trẻ biếng ăn bệnh lý, bạn cần phải đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ dinh dưỡng tư vấn về chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp cho từng trẻ và điều quan trọng là trong bữa ăn phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng. Không nên “đè” trẻ ra bắt ăn, không nên mắng mỏ, dọa dẫm mà phải tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn để khắc phục.
Nếu tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài, bạn nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Bạn có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.