Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt với phụ nữ đã lập gia đình. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích bạn nhé!
Thông tin khái quát về bệnh lý viêm âm đạo
Âm đạo là bộ phận đóng vai trò như ống nối giữa âm hộ và cổ tử cung. Hiểu theo cách khác, âm đạo chính là đường kết nối để đưa em bé ra khỏi bụng mẹ trong quá trình sinh đẻ, đồng thời là nơi vận chuyển máu kinh nguyệt thoát ra ngoài mỗi khi đến chu kỳ.
Khi âm đạo xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, tiết ra dịch mùi khó chịu, ngứa ngáy và đau rát thì gọi là viêm âm đạo.
Viêm âm đạo là căn bệnh khá phổ biến, bất cứ phụ nào cũng có thể mắc phải, đặc biệt là phụ nữ đã lập gia đình. Hoặc đôi khi, ở một số người có cơ địa dễ bị dị ứng, nhiễm trùng sẽ có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn. Bên cạnh đó, một số trẻ em ở tuổi dậy thì hoặc phụ nữ sau khi mãn kinh cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.
Nhìn chung, khi thấy có dấu hiệu bệnh như: Ngứa, đỏ, rát, sưng, tiết dịch âm đạo… chị em phụ nữ nên đi kiểm tra với bác sĩ ngay.
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm âm hộ
Do vi khuẩn
Nguyên nhân gây viêm âm hộ phổ biến nhất là do sự thay đổi của vi khuẩn trong âm đạo. Thông thường, vi khuẩn lactobacillus được tìm thấy trong âm đạo thường nhiều hơn vi khuẩn kỵ khí anaerobes. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn kỵ khí tăng trưởng quá mạnh sẽ dẫn đến sự đảo lộn cân bằng, gây viêm nhiễm. Loại viêm nhiễm này thường liên quan trực tiếp đến quan hệ tình dục không lành mạnh.
Do nhiễm nấm men
Nhiễm nấm men là tình trạng nấm Candida Albicans trong âm đạo phát triển quá mức. Ngoài ra, loại nấm này có đặc tính là gây viêm nhiễm ở các khu vực ẩm ướt trong cơ thể như: Tưa miệng, nếp gấp ga và trong móng tay. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là phụ nữ mang thai hoặc người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, một số yếu tố gây bệnh khác là lạm dụng thuốc kháng sinh. Bởi khi vượt quá liều lượng, thuốc gây tác dụng phụ là tiêu diệt vi khuẩn cộng sinh có ích. Từ đây, nấm Candida được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Nhìn chung, viêm âm đạo do nấm Candida ít gây bệnh khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu bệnh tái phát nhiều lần, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe của cả bạn tình để đảm bảo an toàn.
Do ký sinh trùng Trichomonas
Trichomonas là loại ký sinh trùng đơn bào thường lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Với nam giới, ký sinh trùng thường nhiễm vào đường tiết niệu và bệnh thường không có triệu chứng. Với phụ nữ, Trichomonas thường lây nhiễm trực tiếp âm đạo, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Dị ứng với một số sản phẩm, dung dịch vệ sinh vùng kín
Việc sử dụng sai cách thuốc xịt âm đạo, dung dịch vệ sinh có thể gây phản ứng dị ứng kích thích mô âm đạo. Ngoài ra, một số vật thể lạ như giấy cứng hoặc tampon khi để trong âm đạo quá lâu cũng có thể kích thích mô âm đạo.
Giảm estrogen sau khi mãn kinh
Sau mãn kinh hoặc sau khi cắt bỏ buồng trứng có thể dẫn đến niêm mạc âm đạo mỏng, gây kích thích âm đạo và lâu dần sẽ dẫn đến viêm nhiễm.
Nhận diện viêm âm hộ qua những dấu hiệu phổ biến
Theo các chuyên gia, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý phụ khoa. Với viêm âm đạo, chị em phụ nữ cần đi thăm khám sớm khi phát hiện các dấu hiệu như:
Âm đạo ngứa ngáy
Việc âm đạo ngứa ngáy gây không ít khó chịu đến người bệnh. Đôi khi đi kèm cảm giác đau rát gây cản trở đến sinh hoạt người bệnh.
Dịch tiết âm đạo nhiều bất thường
Để giữ cho môi trường âm đạo luôn ẩm ướt, cơ thể sẽ tiết lượng dịch phù hợp. Ở điều kiện bình thường, dịch này sẽ có màu trắng như lòng trứng gà hoặc trắng đục, có mùi tanh và hơi dai. Nhưng khi viêm nhiễm, dịch âm đạo có đặc điểm bất thường. Điển hình là dịch lúc này có màu vàng, xanh hoặc màu xám, mùi hôi và kết dính đặc. Nguyên nhân phổ biến thường là nấm hoặc là vi khuẩn.
Đau rát khi quan hệ
Dịch tiết bôi trơn giúp việc quan hệ tình dục trở nên dễ dàng hơn. Do đó, khi âm đạo bị viêm nhiễm, sự mất cân bằng xảy ra gây đau rát, khó chịu ở vùng kín.
Vùng bụng dưới đau tức
Phụ nữ khi bị viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính đều có thể gặp tình trạng này. Đặc biệt với trường hợp cấp tính, dấu hiệu điển hình là vụng bụng dưới bị đau tức. Cùng với đó là một số dấu hiệu khác như: Xuất huyết âm đạo, tiểu rắt, tiểu buốt…
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ không mang thai kéo dài trung bình từ 3 đến 5 ngày. Trường hợp kinh nguyệt kéo dài bất thường hoặc máu chảy ít, chảy máu đen kèm theo cơn đau thì đây là vấn đề bất thường. Bởi lúc này, tác nhân gây viêm âm đạo đã tấn công và gây tổn thương các mô.
Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tử cung cần đặc biệt lưu ý.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Tùy thuộc vào từng tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau. Một số loại thuốc phổ biến có thể kể đến metronidazole (Flagyl) hoặc kem chống nắng. Lưu ý việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc phòng bệnh quan trọng không kém điều trị. Một số biện pháp phòng ngừa viêm âm đạo hiệu quả được các chuyên gia khuyến khích bao gồm:
– Vùng kín cần được vệ sinh một cách sạch sẽ và khoa học. Khi đi vệ sinh, không lau chùi từ sau ra trước mà nên thực hiện theo chiều ngược lại để tránh vi khuẩn lây lan từ hậu môn đến âm đạo.
– Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích hoặc dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh. Lưu ý lựa chọn loại dung dịch có độ pH tương ứng với độ pH trong âm đạo.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn.
– Tránh tắm và dùng nước nóng quá lâu
– Quan hệ tình dục lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước, sau khi quan hệ. Trong quá trình quan hệ bắt buộc phải sử dụng bao cao su.
Trên đây là những thông tin quan trọng về viêm âm đạo. Ngay khi có dấu hiệu bất thường, chị em phụ nữ cần đến cơ sở y tế để được tư vấn điều trị kịp thời.