Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào? Triệu chứng và cách điều trị là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết!
Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ. Đây là tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang thai. Bệnh này thường xuất hiện vào giữa thai kỳ, từ tuần 24 – 28.
Đây là bệnh gặp ở phụ nữ đang mang thai, nhưng trước đó không bị mắc đái tháo đường. Bệnh chỉ phát triển mạnh trong thời gian mang thai. Và sẽ biến mất sau khi sinh.
Theo WHITE, có hai loại bệnh tiểu đường thai kỳ:
– Đái tháo đường thai kỳ loại 1: Đường huyết được kiểm soát bằng các phương pháp không dùng thuốc như thay đổi lối sống và chế độ ăn.
– Đái tháo đường thai kỳ loại 2: Phải sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết như Insulin và các loại thuốc khác.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ biến mất sau khi bạn sinh con. Tuy nhiên sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.
Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ
Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ chủ yếu liên quan đến sự thay đổi trong cơ địa của người phụ nữ mang thai. Dẫn đến khả năng sử dụng insulin không hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
– Yếu tố Hormone:
Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ sản xuất một lượng lớn hormone. Đặc biệt là hormone gonadotropin thai nghén (hCG), progesterone, và estrogen. Những hormone này có thể làm tăng khả năng sử dụng insulin. Từ đó gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ.
– Chế độ dinh dưỡng:
Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của tiểu đường thai kỳ. Việc tiêu thụ các loại thức ăn giàu đường, béo và nhanh chóng có thể làm tăng cường yếu tố nguy cơ.
– Yếu tố di truyền
Nếu có người thân trong gia đình mắc tiểu đường, người phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn mắc tiểu đường thai kỳ.
– Trọng lượng cơ thể:
Người mắc bệnh béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn người bình thường khi mang thai.
– Độ tuổi sinh con:
Người phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35 thường có nguy cơ cao hơn so với những người trẻ hơn.
– Có tiền sử bệnh tiểu đường
Nếu người phụ nữ từng mắc tiểu đường trước khi mang thai, nguy cơ tiểu đường thai kỳ tăng lên.
5 Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường gặp
Thường cảm thấy khát nước
Khát nước là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường nói chung và tiểu đường thai kỳ nói riêng. Cảm giác khát nước sẽ tăng lên đặc biệt vào ban đêm. Nguyên nhân là do đường trong máu quá cao. Từ đó làm cho các tế bào phải phân tách nước để làm loãng máu, giảm tình trạng dư thừa glucose quá mức. Thời gian dài tách nước làm các tế bào bị “khát”. Yêu cầu người bệnh phải uống nhiều nước hơn để bù vào lượng nước thiếu hụt. Tất nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời của cơ thể để hạn chế ảnh hưởng nhất có thể.
Bên cạnh khát nước thì mẹ bầu cũng sẽ đi tiểu thường xuyên hơn. Lượng nước tiểu cũng sẽ nhiều hơn bình thường. Nếu chú ý quan sát thì có thể thấy nước tiểu thu hút kiến đến. Nguyên nhân là do trong nước tiểu có hòa tan đường.
Vết thương, vết bầm tím lâu lành
Hệ miễn dịch suy giảm do các tế bào bạch cầu – tế bào có khả năng sản sinh kháng thể bị suy giảm. Điều này khiến hệ thống miễn dịch của mẹ bầu bị tiểu đường bị yếu đi.
Thêm vào đó, những người mắc bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường cũng gặp tình trạng giảm khả năng tuần hoàn máu. Bên cạnh việc lâu lành vết thương, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với chứng xơ vữa động mạch.
Thị lực giảm trong thời gian ngắn
Lượng đường trong máu tăng bất thường làm cho thủy tinh thể bị sưng. Lâu dần, bà bầu dễ cảm thấy mờ mắt, tầm nhìn hạn chế. Hầu hết tình trạng mờ mắt không xảy ra thường xuyên. Nếu có thì cũng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, một vài mẹ bầu cho hay họ cảm thấy mờ mắt kéo dài cho tới khi sinh xong.
Mờ mắt kèm đau đầu dễ làm thai phụ nhầm lẫn với chứng mệt mỏi do ốm nghén.
Mệt mỏi kéo dài
Mệt mỏi là dấu hiệu chung khi tất cả các mẹ bầu đang trong thời kỳ ốm nghén. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nặng hơn ở những mẹ bị rối loạn insulin. Nguyên nhân là do các tế bào cơ không được cung cấp đủ đường, lại phải tách nước để hòa tan đường trong máu làm chúng bị thiếu năng lượng. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao mẹ thấy chân tay rã rời và dễ cảm thấy buồn ngủ.
Vùng kín bị viêm nhiễm
Rất nhiều mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ bị viêm nhiễm vùng kín kéo dài. Nhiều mẹ thắc mắc tại sao vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không quan hệ nhưng vẫn bị viêm nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này xuất phát từ hệ miễn dịch bị suy giảm. Khi đó, các vi khuẩn có lợi tại vùng kín bị suy yếu. Đây là điều kiện để những vi khuẩn, nấm gây hại xâm nhập, gây bệnh.
Mẹ bầu dễ thấy ngứa rát, cảm giác nóng ran tại vùng nhạy cảm, chưa kể dịch âm đạo có mùi bất thường.