Thiếu máu dinh dưỡng là hiện tượng máu không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo thành hemoglobin. Phổ biến nhất trong thiếu máu dinh dưỡng là thiếu sắt, do sắt rất cần thiết trong quá trình tạo hemoglobin( huyết sắc tố). Cũng có những bệnh thiếu máudinh dưỡng ít phổ biến hơn như thiếu vitamin B12, B2 thiếu folat và các khuyết tật ở hồng cầu. Những bệnh nhiễm trùng cũng có thể dẫn tới thiếu máu, đặc biệt là sốt rét và giun móc
Ánh hưởng của thiếu máu dinh dưỡng tới sức khoẻ cộng đồng:
Thiếu máu dinh dưỡng thấy ở tất cả các nước giàu và nghèo. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 36%, các nước phát triển là 8%, cao nhất là châu Phi, châu Á, châu Mỹ latinh. Thiếu máu ở các nước đang phát triển có tỷ lệ cao
Thiếu máu dinh dưỡng làm giảm khả năng lao động, không có khả năng làm việc nặng, làm việc lâu. Thiếu máu làm người ta luôn có cảm giác mệt mỏi, mất khả năng tập trung đẻ làm việc tốt
Những triệu chứng của thiếu máu
Nhợt nhạt xanh xao, ở lưỡi và môi, ở kết mạc mi mắt, khi có dấu hiện này là thiếu máu vừa và nặng
Cảm giác mệt mỏi, thờ ơ, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, đánh trống ngực, dấu hiệu này còn đến trước dấu hiệu da xanh niêm mạc nhợt
Người thiếu máu có cảm giác khó thở, tim đập nhanh, cơ thể có hiện tượng nề ở chi dưới
Tuy nhiên, có những triệu chứng của thiếu máu có thể khó phát hiện ở trong giai đoạn đầu như:
Một người bị thiếu máu có thể không thấy dấu hiệu mệt mỏi cho đến khi thiếu máu nặng
Những người thiếu máu mà họ lao động thể lực nhưng luôn cố gắng vượt qua mệt mỏi để lao động
Ở trẻ em nhiều khi những dấu hiệu thiếu máu không rõ ràng, chúng chỉ được phát hiện khi có bệnh nhiễm trùng khác
Phát hiện và xác định người bị thiếu máu dinh dưỡng:
Những triệu chứng thiếu máu dinh dưỡng nhiều khi không rõ ràng và thay đổi do điều kiện và nguyên nhân dẫn đến thiếu máu khác nhau. Nếu chỉ có dấu hiệu xanh xao thì chưa chắc chắn, do vậy cần thiết do số lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin được đánh giá bằng số lượng ( gam Hemoglobin trong 100ml máu). So sánh kết quả với giá trị trung bình Hemoglobin theo lứa tuổi và giới để xem xét, dựa vào ngưỡng nhận định thiếu máu dinh dưỡng
Lưu ý: Dấu hiệu xanh, nhợt nhạt ở lưỡi và môi chỉ khi hàm lượng hemoglobin dưới 10g/100ml, nghĩa là chỉ khi thiếu máu trung bình và nặng
Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao thiếu máu dinh dưỡng:
Phụ nữ, đặc biệt là PNCT và PNCCB
Trẻ em có cân nặng sơ sinh thấp, hoặc không được nuôi bằng sữa mẹ
Trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ em tuổi vị thành niên nhất là trẻ em gái
Những người già, nhất là những người nghèo
Đề phòng thiếu máu dinh dưỡng:
Khi phát hiện ra đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu máu thì nên giúp họ cải thiện chế độ ăn hoặc uống viên sắt Folat
Khuyến khích nhân dân xây dựng và sử dụng hố xí hợp vệ sinh, bảo vệ nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường, đề phòng các bệnh như giun móc, sán máng, sốt rét
Khuyến khích người dân ăn thức ăn giàu sắt và folat