Khoai sọ bao nhiêu calo?
Theo các chuyên gia cho biết, hàm lượng calo trong 100g khoai sọ khoảng 118 calo. Cao hơn so với khoai tây là 77 calo, khoai lang là 86 calo, khoai môn là 112 calo.
Giá trị dinh dưỡng của khoai sọ
Theo nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của khoai sọ, bộ nông nghiệp Hoa Kỳ USDA cho ra kết quả sau đây:
Trong 100g khoai sọ có:
- Nước: 92,2g
- Chất đạm: 2,72g
- Chất béo: 0.41g
- Carbohydrate: 3,89g
- Chất xơ: 2g
Ngoài ra, một số khoáng chất và vitamin có lợi cho cơ thể như: Canxi, Photpho, Kali, Kẽm, Vitamin B6, B12, D, A,…cũng được tìm thấy trong khoai sọ.
Bên cạnh đó, các khoáng chất có lợi có trong khoai sọ phải kể đến: Fructose, glucose, thiamine, riboflavin, kali, canxi, magie,.. cùng nhiều loại khác vô cùng có ích trong quá trình duy trì cơ thể khỏe mạnh. Chất xơ hòa tan và không hòa tan trong khoai giúp tăng cường chức năng tiêu hóa.
Ăn khoai sọ có tác dụng gì?
- Bổ sung năng lượng: Lượng tinh bột trong khoai sọ chiếm đến hơn 80%, vậy nên đây là một loại thực phẩm giúp bổ sung năng lượng dồi dào.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Khoai sọ với hàm lượng Vitamin C cao giúp cơ thể có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng,…
- Ngăn ngừa thiếu máu: Trong khoai sọ ngoài canxi, magie, kali thì còn có lượng sắt cao, điều này giúp sản sinh hồng cầu và vận chuyển oxy trong máu.
- Điều hòa huyết áp: Hàm lượng Kali có trong khoai sọ giúp cân bằng ion trong cơ thể, từ đó giảm áp lực trong máu.
- Dưỡng da, giảm stress: Ăn khoai sọ còn có thể dưỡng da đó là bởi lượng vitamin C và beta-carotene cao, giúp làm mờ vết thâm, nám và chống được sự lão hóa da. Lượng bột đường trong khoai sọ khá ít nên không làm tăng glucose trong máu, giúp bạn nhanh chóng giảm căng thẳng.
- Giảm nguy cơ ung thư: Nhờ vào lượng chất chống oxy hóa cao nên đã góp phần giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa và tổn thương tế bào.
- Giúp tóc bớt gãy, rụng: Vitamin B6 có trong khoai sọ sẽ kích thích tuần hoàn máu đến da đầu, nuôi dưỡng tóc khỏe từ chân và kích thích mọc tóc.
Ăn khoai sọ có béo không?
Ngoài hỗ trợ làn da đẹp da thì khoai sọ cũng là một thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả. Vì vậy, ăn khoai sọ không béo nếu bạn sử dụng một cách khoa học. Trong khoai sọ có nhiều chất xơ, chất khoáng và vitamin có lợi trong quá trình giảm cân.
Ăn khoai sọ nhiều có tốt không? Những tác hại nếu ăn quá nhiều
Ăn khoai sọ bao nhiêu một ngày là tốt? Người trưởng thành không nên ăn quá 1,5kg khoai sọ 1 ngày. Bởi nếu ăn quá định mức thường xuyên, sẽ gây ra các tác hại như sau:
- Tăng cân: Thành phần chính trong khoai sọ là tinh bột nên không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn đúng khối lượng cần thiết cho cơ thể.
- Đái tháo đường: Ăn quá nhiều khoai sọ sẽ dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu tăng cao.
- Sỏi thận: Hàm lượng oxalat trong khoai sọ cao, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến sỏi thận.
- Ngộ độc: Trong khoai sọ có chứa một số chất như linamarin, lotaustralin, glycosides,..vì vậy khoai sọ cần được ngâm trước khi chế biến, và cần được nấu chín kỹ.
Cách ăn khoai sọ giảm cân hiệu quả
- Mỗi ngày ăn từ 1-2 củ khoai sọ vào bữa sáng hoặc bữa trưa, không nên ăn quá nhiều ngày liên tục trong 1 tuần.
- Kết hợp tập thể dục và uống đủ nước để giảm cân hiệu quả.
- Kết hợp ăn khoai sọ cùng với các loại rau xanh, trái cây hay thịt, cá,… Có tác dụng cân bằng dinh dưỡng.
Các món ăn được chế biến từ khoai sọ cực dễ làm
Vô vàn cách chế biến khoai sọ để mọi người thưởng thức, tùy từng vùng miền mà sẽ có cách nấu khác nhau.
- Khoai sọ luộc: Luộc là cách để lượng calo được ít nhất. Cách chế biến đơn giản, có thể ăn cùng muối ớt để tăng thêm hương vị.
- Khoai sọ nướng: Hãy gọt sạch và sơ chế khoai sọ, cắt miếng mỏng, rắc gia vị như muối tiêu, dầu hoặc mỡ hành,…để tăng hương vị cho món ăn.
- Khoai sọ chiên: Món ăn này rất được trẻ em ưa thích, vị bùi bùi, béo béo của khoai được chiên cùng bột đến khi vàng giòn. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều vì có lượng calo cao.
- Canh khoai sọ nấu vịt: Một món canh đơn giản với nguyên liệu chính là nước dùng vịt và khoai sọ. Sau khi luộc vịt, vớt ra và lấy nước dùng đó nấu cho đến khi khoai chín mềm, thêm gia vị và ít rau ngò lên là bạn đã có một món canh hấp dẫn.
- Salad khoai sọ: Kết hợp khoai sọ với thật nhiều rau xanh, giúp tăng cường sức khỏe nhưng vẫn rất ngon miệng.
- Làm bánh: Khoai sọ khi chín sẽ rất mềm và bở, nên bạn hoàn toàn có thể làm bánh kết hợp với các nguyên liệu như bột mì, trứng, đường, sữa,… để có món ăn vặt thơm ngon.
Những trường hợp cần lưu ý khi ăn khoai sọ
Mặc dù có thể thấy khoai sọ là nguồn dinh dưỡng tốt và mang lại sức khỏe tốt cho mọi người. Nhưng, có một vài trường hợp nên hạn chế ăn hoặc khi ăn cần có sự tư vấn của bác sĩ để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Người bị bệnh tiểu đường: Người bị bệnh này nên hạn chế ăn khoai sọ, bởi lượng đường trong máu sẽ tăng nếu ăn quá nhiều khoai.
- Người bị sỏi thận: Hàm lượng oxalat có trong khoai sọ nếu ăn nhiều sẽ gây nên sỏi thận.
- Người bị dạ dày: Trong khoai sọ có một lượng axit cao, vì vậy mà những người bị bệnh về dạ dày nên hạn chế ăn khoai sọ.
- Người bị dị ứng: Có thể phản ứng với một số chất của khoai sọ, nếu có hiện tượng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban, khó thở sau khi ăn, cần uống thuốc hoặc đưa đến cơ sở y tế.
Câu hỏi thường gặp
- Điểm khác nhau giữa khoai sọ và khoai môn Khoai môn và khoai sọ cùng thuộc họ củ Ráy. Về hình thức, khoai môn thường là những củ to từ 1-2kg, khoai sọ là những củ bé, mọc thành cụm với nhau, bên ngoài thường có lông.
- Sơ chế khoai sọ có ngứa không?Khoai sọ có chất gây ngứa, vì vậy khi sơ chế bạn cần đeo bao tay để tránh hiện tượng ngứa rát. Ngoài ra, bạn cũng nên ngâm khoai sọ trong nước lạnh khoảng 30 phút để loại bỏ bớt độ nhớt và ngứa từ củ khoai nhé!
Trên đây là thông tin về khoai sọ bao nhiêu calo và cách ăn khoai sọ giảm cân an toàn. Hy vọng các chia sẻ trên sẽ giúp bạn sử dụng khoai sọ đúng cách và không lo tăng cân nhé!