Bệnh thuỷ đậu là gì?
Bệnh thủy đậu (hay còn có tên dân gian là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở da do virus Varicella-zoster gây ra, thường biểu hiện ban ngứa ở da với các mụn nước nhỏ, chứa đầy dịch.
Đây là một bệnh tương đối lành tính và có thể tự khỏi, tuy nhiên vẫn có một số ít bệnh nhân khởi phát bệnh với các triệu chứng nghiêm trọng trong đó mụn nước bao phủ toàn bộ cơ thể kèm theo tổn thương ở cổ họng, mắt, niêm mạc niệu đạo, hậu môn hay âm đạo.
1.Các giai đoạn của bệnh thủy đậu
Mụn nước mọc thành chùm trên nền hồng ban được xem là dấu hiệu điển hình để nhận biết bệnh thuỷ đậu. Mỗi sang thương thủy đậu thường được mô tả qua 3 giai đoạn với những đặc trưng riêng như sau: [1]
- Giai đoạn 1: xuất hiện các đốm nhỏ, ở bất kì vị trí nào trên cơ thể kể cả bên trong miệng và bộ phận sinh dục, có thể gây đau. Các đốm này thường có màu đỏ hoặc hồng, đậm màu hơn so với vùng da xung quanh.
- Giai đoạn 2: mụn nước hình thành từ vị trí các đốm trên, bên trong chứa dịch lỏng, trong suốt, giai đoan sau có thể hóa mủ, trở nên đục hơn. Các mụn nước này thường rất ngứa và có thể vỡ ra, gây lây lan thủy đậu sang các vùng da lành.
- Giai đoạn 3: Các mụn nước sau khi vỡ ra sẽ đóng vảy, bong tróc hoặc rỉ dịch, gây nhiều khó chịu cho người bệnh.
Các sang thương thủy đậu thông thường đều trải qua 3 giai đoạn trên, tuy nhiên, không phải tất cả sang thương trên cơ thể đều đồng thời ở cùng một giai đoạn như nhau. Chính đặc điểm này đã tạo nên một triệu chứng rất đặc trưng để nhận diện bệnh thủy đậu với tên gọi “mụn nước nhiều lứa tuổi”.
2.Dấu hiệu thủy đậu qua các giai đoạn
Thời kì ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh của bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 10 đến 20 ngày sau khi tiếp xúc với virus Varicella-zoster. Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân sẽ trải qua giai đoạn này mà không có bất kì triệu chứng đặc trưng nào. [2]
Chính vì vậy, thủy đậu thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn với các mụn nước với tính chất đặc trưng rải rác khắp cơ thể.
Thời kỳ khởi phát
Đây là thời kỳ kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày trước khi phát ban toàn thân. Một số triệu chứng bệnh nhân có thể gặp trong thời kỳ khởi phát là sốt, ăn uống kém ngon miệng, đau đầu, mệt mỏi.
Các triệu chứng kể trên đều không đặc trưng và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh do virus khác như cảm cúm, nhiễm siêu vi hô hấp.
Sốt là một trong những dấu hiệu của thời kỳ khởi phát
Thời kỳ toàn phát
Thời kỳ toàn phát được đánh dấu bởi sự xuất hiện của các dát đỏ rải rác toàn thân gọi là hồng ban. Trong vòng vài ngày, mụn nước sẽ hình thành trên nền hồng ban, ban đầu là các mụn nước nhỏ.
Sau to dần và kết dính thành từng chùm, bên trong chứa dịch trong hoặc trắng đục tùy theo giai đoạn.
Các mụn nước này thông thường rất ngứa và đôi khi có thể gây đau, khi vỡ ra sẽ khô dần lại và đóng mày nâu hoặc xám sau 4 – 5 ngày. Trong thời kỳ này, người bệnh có thể truyền virus sang cho người khác và khiến bệnh lan rộng.
Khả năng truyền bệnh có thể kéo dài từ 48 giờ trước khi khởi phát đến khi các mụn nước đã vỡ và đóng mày.
Trong giai đoạn toàn phát, mụn nước xuất hiện rải rác khắp cơ thể
Thời kỳ hồi phục
Thông thường, thủy đậu là một bệnh lý tương đối lành tính, sau khi trải qua giai đoạn toàn phát, bệnh nhân sẽ dần dần tự hồi phục. Các mụn nước đóng vảy, dần dần tróc mày và lành lại, bệnh nhân cảm thấy khỏe dần, ăn uống cải thiện, các vết thương giảm ngứa, thể trạng dần phục hồi.
3.Biến chứng của bệnh thuỷ đậu
Tuy trong đa số trường hợp thủy đậu đều lui bệnh mà không để lại hệ quả nào quá nghiêm trọng, nhưng nếu quá chủ quan trong quá trình điều trị, bệnh nhân vẫn có thể đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề như: [3], [1], [2]
- Nhiễm trùng da, mô mềm, khớp hay thậm chí là nhiễm trùng huyết do vi khuẩn xâm nhập thông qua các sang thương mụn nước trên da.
- Viêm một hoặc cả hai bên phổi.
- Viêm não.
- Sốc nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn.
- Hội chứng Reye, thường xảy ra ở trẻ em hoặc thiếu niên nếu sử dụng Aspirin trong lúc nhiễm thủy đậu, biểu hiện với viêm não và viêm gan đồng thời.
- Trong một số ít trường hợp, thậm chí thủy đậu còn có thể dẫn đến tử vong.
4.Cách điều trị bệnh thủy đậu
Cách chữa bệnh thủy đậu ở người lớn thường bao gồm sự kết hợp giữa việc sử dụng các loại thuốc đặc trị và các biện pháp chăm sóc tự nhiên nhằm giảm nhẹ các triệu chứng và tăng cường quá trình hồi phục.
Sử dụng thuốc kháng Virus Acyclovir theo chỉ định của Bác Sĩ
- Để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thêm thuốc kháng virus Acyclovir. Đây được coi là cách trị bệnh thủy đậu nhanh nhất ở người lớn.
- Acyclovir là một trong số loại thuốc kháng virus phổ biến, được sử dụng với liệu trình từ 5-7 ngày.
Sử dụng thuốc kháng Virus Acyclovir theo chỉ định của Bác Sĩ
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
- Giảm nhẹ các triệu chứng khi người lớn bị thủy đậu được coi là nguyên tắc chính để chữa hiệu quả bệnh.
- Paracetamol có thể được sử dụng để giảm đau và cảm giác thoải mái, đặc biệt là khi xuất hiện sốt cao, đau đớn và vết loét.
- Aspirin cũng là một lựa chọn, nhưng cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ.
Tắm bằng bột yến mạch hoặc baking soda
- Bột yến mạch hoặc baking soda giúp giảm viêm, giảm kích ứng và ngứa do thủy đậu.
- Người bệnh có thể sử dụng nước ấm để pha bột và ngâm hoặc lau nhẹ vùng da tổn thương, giảm triệu chứng không thoải mái.
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày cũng ngăn ngừa lây lan virus từ da tổn thương sang vùng khác.
- Uống đủ nước
- Để giúp cơ thể đào thải virus và tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần bổ sung đủ nước, đặc biệt là khi sốt do thủy đậu.
- Cần lưu ý chỉ uống nước lọc hoặc dung dịch bù điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh sử dụng các đồ uống khác trong quá trình điều trị.
- Để giúp cơ thể đào thải virus và tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần bổ sung đủ nước
- Cách phòng ngừa thủy đậu ở người lớn
- Để ngăn chặn sự lây lan của thủy đậu và bảo vệ sức khỏe của bạn, có một số biện pháp phòng ngừa quan trọng mà bạn có thể thực hiện. Hãy cùng nhau khám phá cách bảo vệ bản thân khỏi bệnh thủy đậu trong đời sống hàng ngày.
- Tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh thủy đậu
- Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu, đặc biệt là tránh tiếp xúc với các dịch cơ thể như nước bọt, nước mắt, chất dịch từ vết phồng rộp của người nhiễm bệnh.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn, ga giường, chăn nệm, ly, đĩa,… với người đang mắc bệnh thủy đậu.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người mắc thủy đậu, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày bằng nước và xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.
- Thường xuyên thay quần áo và đồ gia dụng cá nhân.
- Giữ vệ sinh môi trường sống
- Thực hiện việc vệ sinh và làm sạch nơi làm việc và sinh sống đều đặn để duy trì môi trường sạch sẽ.
- Sử dụng chất khử trùng như chất có cồn hoặc dung dịch chứa clo để làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên như bàn làm việc, bàn ăn, bồn cầu, cửa tay nắm… nhằm tiêu diệt virus thủy đậu.
- Thu gom và xử lý rác và chất thải một cách gọn gàng, sạch sẽ và khoa học để ngăn chặn sự phát triển và lây nhiễm virus thủy đậu.
- Dinh dưỡng tốt để tăng cường hệ miễn dịch
- Đa dạng thực phẩm, chú trọng vào rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm không mỡ, cá hồi, hạt, đậu, và sản phẩm từ sữa không đường để cung cấp đủ năng lượng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Tăng cường vitamin C từ cam, quýt, kiwi, dâu tây, ổi, bơ, rau cải xanh và rau bina.
- Bổ sung kẽm từ hạt chia, hạt bí, hạt lanh, hạt vừng, đậu, thịt cá, thịt heo và thịt gia cầm.
- Đảm bảo đủ protein từ thịt gia cầm không mỡ, cá, hạt, đậu, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa không đường.
- Hạn chế tinh bột và đường từ đường, bánh ngọt, nước giải khát có ga và đồ ngọt có hàm lượng đường cao.
- Chăm sóc người bệnh đúng cách
- Vệ sinh cơ thể
- Tắm hàng ngày bằng nước sạch, tránh chà xát mạnh ở vùng da tổn thương. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
- Chế độ ăn uống
- Tăng cường dưỡng chất, ưa thích món ăn nhẹ, dễ tiêu hoá khi có triệu chứng đau rát miệng hoặc khó ăn uống.
- Giữ sự cách ly
- Nghỉ ngơi khoảng 7-10 ngày để hết triệu chứng và nguy cơ lây nhiễm. Giữ khoảng cách và đảm bảo sự cách ly để ngăn chặn lây lan bệnh.
- Tránh tiếp xúc với phụ nữ mang thai
- Người bệnh thủy đậu tránh tiếp xúc với phụ nữ mang thai để bảo vệ cả mẹ và thai nhi.
- Mang khẩu trang
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, đặc biệt ở những nơi đông người để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Tiêm vắc xin ngừa bệnh thủy đậu
- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng tiêm phòng vắc xin là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn bệnh thủy đậu.
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 90% người được tiêm phòng vắc xin có thể tránh hoàn toàn mắc bệnh thủy đậu trong suốt cuộc đời.
- Khoảng 5-10% người tiêm phòng vẫn có khả năng mắc phải bệnh, nhưng thông thường bệnh sẽ diễn biến nhẹ, ít phát ban và ít gặp biến chứng.
- Tiêm phòng vắc xin là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn bệnh thủy đậu
- Một số câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu
- Bị thủy đậu ở người lớn nên kiêng gì?
- Khi mắc thủy đậu, hạn chế ăn các thực phẩm sau để tối ưu hiệu quả phục hồi và tránh tình trạng sẹo:
- Các loại hải sản (tôm, cá, cua, sò), thịt dê, thịt chó, gà, vịt, lươn: Gây kích ứng da và khó lành nốt mụn nước trên da.
- Xôi và các món làm từ nếp như bánh chưng, bánh tét: Làm tăng nốt mủ trên da.
- Phô mai, kem, sữa, bơ: Kích thích tiết nhờn trên da.
- Trái cây có tính axit mạnh: Cam, chanh, vải, xoài chín, mít, hồng…
- Trái cây, hạt sấy khô, thức ăn mặn: Làm mất nước da và gây ngứa.
- Thức ăn nhanh và có nhiều dầu mỡ: Tạo môi trường thuận lợi cho virus phát triển, làm tăng nguy cơ viêm da, ngứa và hình thành sẹo.
- Người lớn bị bệnh thủy đậu nên ăn gì?
- Thêm vào chế độ ăn những thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, lòng, trứng, rau xanh, và đậu. Sắt giúp hình thành hồng cầu, vận chuyển oxy và cải thiện tình trạng thiếu máu.
- Tăng cường khẩu phần với thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, kiwi, dâu tây, ổi, bơ, rau cải xanh. Vitamin C giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và thúc đẩy quá trình hồi phục.
- Chú ý uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da. Nước không chỉ loại bỏ độc tố mà còn hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào, đặc biệt quan trọng trong quá trình phục hồi từ thủy đậu.
- Ai không nên tiêm vắc xin thủy đậu?
- Người có hệ miễn dịch suy yếu, dị ứng mạnh với gelatin hoặc kháng sinh neomycin không nên tiêm vắc xin thủy đậu.
- Đối với những người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau liều tiêm đầu tiên, không nên tiếp tục với liều thứ hai.
- Phụ nữ mang thai và có kế hoạch mang thai nên tránh tiêm vắc xin này để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.
- Người lớn bị thủy đậu có được tắm không?
- Việc tắm khi mắc bệnh thủy đậu không bị ảnh hưởng và thậm chí được khuyến khích. Tuy nhiên, nên hạn chế thời gian tắm và sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm nhẹ để giảm cảm giác ngứa và nguy cơ nhiễm trùng.
- Thủy đậu ở người lớn bao lâu thì khỏi?
- Thời gian hồi phục từ bệnh thủy đậu ở người lớn thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, một số yếu tố như tình trạng sức khỏe tổng thể, hệ miễn dịch, và cách chăm sóc bản thân có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.