Béo phì: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Béo phì là tình trạng tăng quá mức khối lượng mỡ trong cơ thể
1.Béo phì là gì? Béo phì là tình trạng dư thừa chất béo trong cơ thể, hiện nay chưa có phương pháp đo trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể. Do đó, để đánh giá béo phì người ta dựa vào tương quan giữa chiều cao và cân nặng để ước tính lượng mỡ trong cơ thể. Để đánh giá một người có béo phì hay không, người ta dựa vào chỉ số khối của cơ thể (BMI) hoặc đo chu vi vòng eo. Chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = trọng lượng (kg) ÷ (chiều cao x chiều cao)(m). Với người châu Á, người có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25, được đánh giá là béo phì. Béo phì đã trở thành một vấn nạn ở các nước phát triển. Theo thống kê trên cả nước Việt Nam, tỷ lệ béo phì năm 2010 là 2,6% đến năm 2014 tỷ lệ này là 3,6%, tương đương với tốc độ tăng là 38%. Theo một thống kê khác vào năm 2021, tỷ lệ béo phì ở Hà Nội và TP.HCM chiếm 18% số người béo phì trên cả nước 2.Nguyên nhân gây ra béo phì Hầu hết các nguyên nhân dẫn tới béo phì đều liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh (cung cấp nhiều calo) và lối sống tĩnh tại (ít vận động). Chế độ ăn uống không lành mạnh Lượng calories: cơ thể hoạt động được vào nguồn năng lượng (calo) cung cấp cho cơ thể. Khi lượng thức ăn nạp vào cung cấp cho cơ thể nhiều hơn năng lượng mà cơ thể tiêu thụ cho các hoạt đông như tiêu hoá, hô hấp, vận động thể chất sẽ gây ra tình trạng thừa cân và béo phì. Thực phẩm nhiều đường: các thực phẩm chứa nhiều đường cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể chúng ta. Khi cơ thể không sử dụng hết, đường cũng được chuyển thành mỡ để dự trữ năng lượng cho cơ thể). Hội chứng ăn đêm (NES): là một chứng rối loạn ăn uống. Người mắc hội chứng này thức dậy nhiều lần trong đêm để ăn, không kiểm soát được cảm giác muốn ăn vào lúc nửa đêm. Tình trạng này kéo dài sẽ cung cấp thừa năng lượng cho cơ thể gây ra thừa cân, béo phì. Do hormone trong cơ thể Một số hormone có thể gây tăng cân nếu nồng độ của chúng thay đổi quá nhiều so với bình thường. Một số hormone ảnh hưởng đến cân nặng có thể kể đến như: Khi không đủ hormone tuyến giáp (bệnh suy giáp) làm cho làm giảm các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, không muốn hoạt động, năng lượng sử dụng cũng ít hơn gây nên béo phì. Dư thừa insulin trong cơ thể. Khi đó, chúng ta sẽ tăng cường cung cấp thức ăn để làm giảm tình trạng này. Mất cân bằng serotonin do stress kéo dài, mất ngủ, chế độ ăn thiếu vitamin, sẽ dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm. Chúng ta thường tìm đến các thực phẩm chứa nhiều đường để giải tỏa tâm trạng nên cung cấp quá nhiều năng lượng dư thừa. Quá nhiều cortisol giảm cảm giác ngon miệng, giảm chuyển hoá mỡ bụng thành năng lượng hiệu quả, từ đó làm tăng tích trữ mỡ gây béo phì. Đặc biệt là khi mỡ tích tụ nhiều ở vùng bụng làm tăng nguy cơ tim mạch.. Testosterone có tác dụng đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể. Tình trạng suy giảm testosterone sẽ làm giảm quá trình này gây béo phì. Yếu rố di truyền Các nhân tố di truyền ảnh hưởng tới sự đốt cháy năng lượng tiêu hao, cách sử dụng năng lượng có hiệu quả, sự sinh nhiệt thông qua các hoạt động và cả việc phân bố mỡ trong cơ thể. Vì vậy, béo phì có xu hướng gia đình. Gia đình có bố và mẹ béo phì thì khả năng con cái bị béo phì là 80%, trong khi bố mẹ không béo phì thì tỷ lệ này chỉ là 7% Các yếu tố tâm lý Các tình trạng tâm lý như stress, hoảng loạn ngoài việc tăng sản xuất cortisol, còn dẫn đến việc chúng ta ưu tiên lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều đường để kích thích não bộ sản xuất hormone giải toả những cảm xúc tiêu cực này. Sử dụng một số loại thuốc Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tăng cân như thuốc chống trầm cảm (amitriptylin, diphenhydramin,…), thuốc chống động kinh (acid valproic,…), thuốc trị tiểu đường (insulin, pioglitazon, sitagliptin,…) và thuốc chẹn beta (propranolol, atenolol, bisoprolol,…) Thiếu vận động thể chất Thiếu hoạt động thể chất đã làm giảm lượng calo được tiêu hao trong ngày. Năng lượng thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ để dự trữ. Hiện nay lối sống tĩnh tại, hoạt động và giải trí đều thu hẹp chỉ trong điện thoại, máy vi tính, văn phòng càng làm tăng nguy cơ dẫn đến béo phì. Không ngủ đủ giấc Ngủ không đủ giấc sẽ tăng lượng hormone leptin (tham gia vào quá trình kiểm soát cảm giác đói/no của cơ thể) làm tăng cảm giác thèm ăn. Từ đó sinh ra rất nhiều năng lượng thừa cho cơ thể. Mặt khác, leptin cũng tăng sản xuất mỡ cho cơ thể gây nên tích tụ mô mỡ nhiều. 3.Dấu hiệu của béo phì Dấu hiệu thường thấy nhất của béo phì chính là sự tăng trọng lượng cơ thể, hình thành nhiều mỡ thừa đặc biệt ở các vùng đùi, bụng, eo, ngực, bắp tay, bắp chân. Một số đặc điểm khác có thể nhận biết béo phì là Hội chứng ngưng thở khi ngủ: ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Thức dậy nhức đầu, mệt mỏi. Ban ngày thiếu tỉnh táo. 4Tác hại của béo phì Béo phì là một bệnh liên quan chuyển hóa, do đó ảnh hưởng đến toàn thân, là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến rất nhiều bệnh khác như: Các bệnh lý liên quan đến tim mạch và mạch máu: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, phình động mạch, thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ não,… Các bệnh lý liên quan đến các hội chứng chuyển hóa: đái tháo đường type 2, mỡ máu (rối loạn lipid máu),… Các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hoá: xơ gan (do gan nhiễm mỡ tiến triển), viêm tụy cấp, sỏi mật (sỏi túi mật, sỏi đường mật), rối loạn tiêu hoá (ợ hơi, ợ chua), … Hội chứng ngưng thở khi ngủ: ngủ ngáy, phải thở bằng miệng khi ngủ. Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư: ung thư cổ tử cung, buồng trứng, vú, đại tràng, trực tràng, thực quản, gan, túi mật, tuyến tụy, thận và tuyến tiền liệt. Các bệnh lý liên quan đến bệnh về khớp: béo phì làm tăng áp lực lên các khớp của cơ thể gây nên thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,… Với phụ nữ mang thai: có thể gây nên đái tháo đường thai kỳ, nhiễm độc thai kỳ, tiền sản giật,… Ảnh hưởng đến trí nhớ và nhận thức: dễ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ. Béo phì có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống. Tâm lý tự ti, è dè, sợ bị đánh giá về ngoại hình. Cơ thể khó di chuyển, khó hoạt động các hoạt động cần thể lực. 5Các chẩn đoán phát hiện béo phì Các chẩn đoán béo phì bao gồm: chẩn đoán có phải béo phì hay không, chẩn đoán mức độ béo phì, chẩn đoán nguyên nhân (nếu có), chẩn đoán biến chứng. Chẩn đoán có phải béo phì hay không và mức độ có thể dựa vào chỉ số BMI và vòng eo. Chỉ số BMI: với người châu Á, có thể dựa vào chỉ số BMI riêng để đánh giá béo phì. BMI nhỏ hơn 18,5 từ 18,5 đến nhỏ hơn 23 từ 23 đến nhỏ hơn 25 từ 25 đến nhỏ hơn 30 từ 30 đến nhỏ hơn 40 từ 40 trở lên Phân loại gầy bình thường tiền béo phì béo phì độ 1 béo phì độ 2 béo phì độ 3 Dựa vào chỉ số vòng eo: béo phì có vòng eo nữ lớn hơn 80cm và nam lớn hơn 90cm. Với trẻ em phải dựa vào bảng BMI hoặc bảng so sánh chỉ số CN/CC theo từng lứa tuổi riêng biệt. Chẩn đoán nguyên nhân: một số bệnh lý dẫn đến tăng cân như suy giáp, hội chứng Cushing, hội chứng buồng trứng đa nang, u tiết insulin,… nếu có yếu tố nguy cơ cần phải xét nghiệm để loại trừ. Chẩn đoán biến chứng: đưa ra các xét nghiệm để tầm soát các bệnh lý liên quan như: Mỡ máu (rối loạn lipid máu): cần đánh giá dựa trên các chỉ số như cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, triglycerid. Đái tháo đường: đánh giá dựa trên các tiêu chí như chỉ số đường máu lúc đói, nghiệm pháp dung nạp glucose và chỉ số HbA1c. Gan nhiễm mỡ: đánh giá dựa vào siêu âm ổ bụng và men gan. Tầm soát các bệnh lý tim mạch: hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và đo điện tâm đồ.
Béo phì là tình trạng tăng quá mức khối lượng mỡ trong cơ thể
Chế độ ăn uống không lành mạnh gây béo phì
Nồng độ hormone thay đổi gây béo phì
Đo vòng eo cũng là một cách nhận biết béo phì

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *