Thừa cân, béo phì và nguy cơ ung thư

Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư
Thừa cân và béo phì là hai tình trạng phản ánh sự tích tụ các chất béo dư thừa trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe, trong đó có nguy cơ mắc bệnh ung thư. 1. Béo phì là gì? Béo phì là tình trạng cơ thể phân bố nhiều lượng chất béo không lành mạnh. Để đo độ béo phì, các chuyên gia thường sử dụng một thang đo được gọi là chỉ số khối cơ thể (BMI). Phương pháp đo này sẽ được tính bằng cách chia cân nặng của một người (tính bằng kg) cho chiều cao (tính bằng mét) bình phương (thường được biểu thị bằng kg / m 2). Thông qua BMI, chúng ta có thể đo chính xác hơn về mức độ béo phì so với việc dựa trên chỉ số cân nặng như thường lệ. Ngoài ra, hiện nay một số phép đo khác giúp phản ánh sự phân bố của chất béo trong cơ thể cũng đang được sử dụng rộng rãi cùng với chỉ số BMI nhằm xác định được độ béo phì và các nguy cơ bệnh tật liên quan đến thừa cân, béo phì. Những phép đo này bao gồm đo chu vi vòng eo và tỷ lệ eo-hông (chu vi vòng eo chia cho chu vi hông). Dưới đây là các loại cân nặng tiêu chuẩn dựa trên chỉ số BMI dành cho người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên: So với những người có cân nặng bình thường, những người bị thừa cân hoặc béo phì thường có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ và ung thư. Khi tình trạng béo phì vượt quá mức cho phép hoặc báo động nghiêm trọng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tử vong. Chỉ số BMI cho phép chẩn đoán chẩn đoán tình trạng béo phì của cơ thể 2. Mối quan hệ giữa béo phì và ung thư Hiện nay có nhiều cuộc nghiên cứu đang tập trung đưa ra các bằng chứng về mối liên hệ giữa béo phì và nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, những dữ liệu từ các nghiên cứu này vẫn chưa thể xác định chắc chắn rằng béo phì là nguyên nhân gây ra ung thư. Sở dĩ, những người bị béo phì hoặc thừa cân khác biệt với những người gầy không chỉ ở độ phân bố chất béo trong cơ thể mà còn một vài khía cạnh khác cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng lượng chất béo cao vượt mức trong cơ thể có liên quan ít nhiều đến các nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm: Ung thư nội mạc tử cung: nhìn chung, phụ nữ thừa cân và béo phì sẽ có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung (ung thư niêm mạc tử cung) cao gấp 2-4 lần so với phụ nữ có cân nặng bình thường. Thậm chí, những phụ nữ béo phì cực độ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổ biến này hơn khoảng 7 lần. Ngoài ra, nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cũng sẽ tăng lên đáng kể khi bạn tăng cân nặng ở độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở những phụ nữ chưa bao giờ sử dụng liệu pháp hormone mãn kinh. Ung thư biểu mô tuyến thực quản: những người thừa cân hoặc béo phì sẽ có nguy cơ phát triển một loại ung thư thực quản, được gọi là ung thư biểu mô tuyến thực quản, cao gấp 2 lần so với những người có cân nặng bình thường. Ung thư tâm vị dạ dày: tâm vị dạ dày là phần trên của dạ dày và gần với thực quản nhất. Những người bị thừa cân hoặc béo phì sẽ có nguy cơ phát triển ung thư tâm vị dạ dày cao gần gấp đôi so với người có cân nặng bình thường. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung Ung thư gan: tương tự như vậy, những người bị thừa cân và béo phì sẽ có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp đôi so với những người có cân nặng bình thường. Ngoài ra, mối liên hệ giữa béo phì và ung thư gan ở nam giới thường có xu hướng mạnh mẽ hơn nữ giới. Ung thư thận: nguy cơ mắc ung thư tế bào thận ở những người thừa cân hoặc béo phì sẽ tăng lên gần gấp đôi so với những người có cân nặng bình thường. Tuy nhiên, mối liên quan giữa ung thư tế bào thận với béo phì dường như độc lập với mỗi quan hệ của nó với tình trạng huyết áp cao – một yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư thận. Đa u tủy: so với những người có cân nặng bình thường, những người bị thừa cân hoặc béo phì thường có nguy cơ phát triển đa u tủy tăng nhẹ từ 10-20%. U màng não: nguy cơ mắc khối u não phát triển chậm (phát sinh trong màng bao quanh não và tủy sống) sẽ tăng lên khoảng 50% ở những người béo phì và khoảng 20% ở những người thừa cân. Ung thư tuyến tụy: những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao gấp khoảng 1,5 lần so với những người có cân nặng bình thường. Ung thư đại trực tràng: những người béo phì có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn một chút (khoảng 30%) so với những người có cân nặng bình thường Ngoài ra, chỉ số BMI cao cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết và trực tràng ở cả nam và nữ, nhưng nam giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Ung thư túi mật: so với những người có cân nặng bình thường, người bị thừa cân sẽ tăng nhẹ khoảng 20% nguy cơ mắc ung thư túi mật, trong khi đó những người bị béo phì sẽ tăng tới 60% nguy cơ mắc căn bệnh ung thư này. Sự gia tăng nguy cơ ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Ung thư vú: một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ sau mãn kinh có chỉ số BMI cao có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Chẳng hạn như, BMI tăng 5 đơn vị thì nguy cơ ung thư vú sẽ tăng 12%. Trong số những phụ nữ ở độ tuổi sau mãn kinh, những người béo phì thường có nguy cơ phát triển ung thư vú tăng từ 20-40% so với những phụ nữ có cân nặng bình thường. Nguy cơ này thậm chí còn cao hơn nữa đối với những phụ nữ chưa bao giờ sử dụng liệu pháp hormone mãn kinh. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc ung thư vú cũng không phải là một ngoại lệ ở những nam giới bị béo phì. Ung thư buồng trứng: chỉ số BMI cao có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, đặc biệt là ở những phụ nữ chưa bao giờ sử dụng liệu pháp hormone mãn kinh. Chẳng hạn như, chỉ số BMI tăng lên 5 đơn vị thì nguy cơ mắc ung thư vú ở những phụ nữ này sẽ tăng lên 10%. Ung thư tuyến giáp: chỉ số BMI cao (tăng 5 đơn vị) sẽ làm tăng nhẹ khoảng 10% nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Ưng thư vú có nguy cơ xảy ra cao hơn ở những người béo phì 3. Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư như thế nào? Những người béo phì thường bị viêm dạng thấp mãn tính, theo thời gian tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến DNA và dẫn đến ung thư. Nhìn chung, những người thừa cân và béo phì có nhiều khả năng mắc bệnh hoặc rối loạn gây viêm mãn tính cụ bộ. Đây cũng chính là yếu tố nguy cơ hàng đầu của một số căn bệnh ung thư. Ví dụ, tình trạng viêm tại chỗ mãn tính do bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc Barrett thực quản là những tác nhân phổ biến dẫn đến ung thư biểu mô tuyến thực quản. Mặt khác, béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ gây sỏi mật – một tình trạng đặc trưng bởi viêm túi mật mãn tính. Đối với các loại ung thư gan thường bắt nguồn từ tình trạng viêm loét đại tràng mãn tính hoặc viêm gan. Trong cơ thể con người, các mô mỡ có vai trò sản xuất ra lượng oestrogen. Khi nồng độ oestrogen vượt quá mức cần thiết có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, nội mạc tử cung, buồng trứng và một số bệnh ung thư khác. Bên cạnh đó, những người thừa cân và béo phì thường bị tăng nồng độ insulin trong máu và yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1). Khi nồng độ của 2 chất này cao hơn bình thường có thể thúc đẩy phát triển ung thư ruột kết, thận, tuyến tiền liệt và nội mạc tử cung. Ngoài ra, tế bào mỡ của cơ thể có khả năng tạo ra hormone adipokine gây kích thích hoặc làm ức chế sự phát triển của các tế bào. Chẳng hạn như hormone leptin (hormone chi tiêu năng lượng- thuộc adipokine) có thể thúc đẩy tăng sinh tế bào trong máu khi lượng mỡ của cơ thể tăng lên. Trong khi đó, một loại hormone khác được sản xuất từ mô mỡ là adiponectin lại có tác dụng chống tăng sinh tế bào. Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư Tế bào mỡ cũng có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các chất điều hòa tăng trưởng tế bào khác, bao gồm mục tiêu rapamycin (mTOR) ở động vật có vú và protein kinase hoạt hóa AMP. Một số cơ chế khác liên quan đến béo phì có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư, bao gồm những thay đổi về đặc tính cơ học của hàng rào bao quanh tế bào vú và phản ứng miễn dịch tác động lên hệ thống beta yếu tố nhân kappa và stress oxy hóa. 4. Việc tránh tăng hoặc giảm cân có làm giảm nguy cơ ung thư không? Một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giảm cân hoặc tránh tăng cân có thể làm giảm được nguy cơ ung thư vú, nội mạc tử cung, ruột kết và tuyến tiền liệt. Ngoài ra, những người béo phì đã trải qua phẫu thuật giảm cân dường như có nguy cơ mắc các bệnh ung thư có liên quan đến béo phì thấp hơn so với những người bị béo phì không thực hiện cuộc phẫu thuật này. Để hạn chế bệnh tật,. bạn nên giữ được cân nặng bình thường 5. Ảnh hưởng của béo phì tới khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư? Thực tế, béo phì có thể làm trầm trọng thêm một số khía cạnh của khả năng sống sót sau ung thư của các bệnh nhân, bao gồm chất lượng cuộc sống, sự tái phát ung thư, sự tiến triển của ung thư và tiên lượng sống. Chẳng hạn như, béo phì có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ phù bạch huyết ở những người sống sót sau điều trị ung thư vú. Đối với những người bị béo phì sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể mắc phải tình trạng đi tiểu không kiểm soát. Trong một cuộc thử nghiệm lâm sàng lớn trên những bệnh nhân bị ung thư trực tràng giai đoạn II và giai đoạn III đã cho thấy những người có chỉ số BMI cao (đặc biệt là nam giới) sẽ có nguy cơ tái phát cục bộ cao hơn so với các bệnh nhân khác. Ngoài ra, khả năng tử vong do đa u tủy ở những người có mức độ béo phì cao nhất có thể cao hơn 50% so với những người có cân nặng bình thường.
Chỉ số BMI cho phép chẩn đoán chẩn đoán tình trạng béo phì của cơ thể
Để hạn chế bệnh tật,. bạn nên giữ được cân nặng bình thường
Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư
Ưng thư vú có nguy cơ xảy ra cao hơn ở những người béo phì
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *