Trẻ bị dị ứng thức ăn khi ăn dặm

3 nguyên tắc thử dị ứng thức ăn cho bé ăn dặm an toàn – Arau Baby Việt Nam

Ống tiêu hóa trải rộng có diện tích lên đến gần 400m2, là bề mặt tiếp xúc rộng nhất giữa cơ thể với môi trường ngoài. Có rất nhiều dòng vi khuẩn thường trú trong lòng ống tiêu hóa, tạo nên một hệ vi khuẩn đường ruột đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Hệ vi khuẩn đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn, cung cấp năng lượng, bảo vệ cơ thể trước mầm bệnh và điều hòa miễn dịch.
Trơng đường ruột có khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn, bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Trong đó có khoảng 85% là lợi khuẩn và khoảng 15% là hại khuẩn.

Những vi khuẩn có hại như E. coli, phẩy khuẩn tả… gây các bệnh lý ở đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, tiêu chảy, nôn ói, chán ăn, nhiễm trùng tiêu hóa, tả… có thể dẫn tới tử vong.
Những vi khuẩn có lợi như Lactobacillus, Bifidobacterium… lại giúp đào thải các vi khuẩn có hại và hỗ trợ kích thích quá trình tiêu hoá, trung hoà các độc tố được tạo ra trong quá trình tiêu hoá thức ăn, tổng hợp các vitamin có lợi cho cơ thể.

TRẺ NHỎ CÓ THỂ BỊ DỊ ỨNG THỨC ĂN KHÔNG?
Trẻ nhỏ vẫn có thể bị dị ứng thức ăn, phần lớn các dị ứng thức ăn xuất hiện trong 2 năm đầu đời của trẻ. Các tác nhân thường gây dị ứng nhất bao gồm: sữa bò, trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mỳ, các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, hạt mắc ca… Tuy nhiên các dị ứng thức ăn thường không nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đe dọa đến tính mạng khi ảnh hưởng hô hấp, tuần hoàn.

TRẺ BỊ DỊ ỨNG THỨC ĂN CÓ TRIỆU CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?
Triệu chứng dị ứng do thức ăn có thể xảy ra sau vài phút đến vài giờ sau ăn. Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Nổi ban, mề đay, ngứa, sưng đỏ, phồng rộp da
  • Ngứa rát, phù nề lưỡi, miệng
  • Ngứa mắt, dụi mắt
  • Chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu
  • Đau bụng, tiêu lỏng, buồn nôn, nôn ói
  • Thở khò khè, nghẹt mũi, khó thở
  • Sưng môi, mặt, lưỡi, cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể
  • Sốc phản vệ, co thắt nặng đường hô hấp, tụt huyết áp nghiêm trọng, choáng hoặc bất tỉnh, đe dọa tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời

BẠN CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ DỊ ỨNG?

  • Ngưng ngay loại thức ăn trẻ đang ăn hoặc vừa ăn mà bạn nghi ngờ là nguyên nhân gây dị ứng.
  • Trường hợp trẻ bị mẩn ngứa nhẹ: tránh gãi, bạn có thể chườm với nước mát giúp giảm ngứa và sử dụng kem bôi chứa chất kháng histamine, chất chống viêm.
  • Nếu trẻ bị sưng phù môi, mắt hoặc đau bụng, khó thở: cần đưa đến bệnh viện ngay khi có thể.

Tại Columbia Asia, chúng tôi sẽ thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán để xác định các yếu tố nguyên nhân gây dị ứng của trẻ. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ thăm khám và theo dõi tiền sử của trẻ và gia đình, sau đó giải thích về tình trạng của trẻ, tư vấn và hướng dẫn cách thức điều trị, theo dõi chăm sóc trẻ tại nhà.

ĂN GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN HỆ KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT CỦA TRẺ?
Những thói quen ăn uống sau đây sẽ giúp duy trì sự ổn định và phát triển của hệ khuẩn đường ruột:

  • Sử dụng đa dạng các nhóm thức ăn
  • Ăn nhiều rau củ, trái cây và các loại đậu
  • Dùng nhiều thực phẩm lên men: yogurt, kim chi, sữa chua uống…
  • Dùng nhiều chất xơ
  • Giảm sử dụng các chất tạo ngọt nhân tạo
  • Cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng
  • Bổ sung men vi sinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *