Ung thư luôn nằm trong danh sách những bệnh nan y nguy hiểm nhất và vô cùng khó khăn khi điều trị. Đáng chú ý hơn, càng ngày bệnh càng có xu hướng trẻ hóa. Do đó, những gói khám sàng lọc ung thư ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy gói khám bao gồm những gì, cần chú ý gì trước khi đi khám. Nếu như bạn đang có thắc mắc thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu bạn nhé!
Tìm hiểu khái quát về sàng lọc ung thư
Trước tiên, bạn cần hiểu đúng về khái niệm “sàng lọc ung thư”. Sàng lọc ung thư là biện pháp sử dụng phương pháp như là xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh nhằm phát hiện tế bào hoặc các khối u bất thường. Sàng lọc ung thư là quá trình với 3 bước:
– Bước đầu tiên: Phòng ngừa giai đoạn đầu để giảm thiểu và hạn chế tối đa tiếp xúc với yếu tố gây ung thư.
– Bước 2: Sàng lọc và phát hiện ung thư từ thời điểm chưa khởi phát triệu chứng, hoặc có thể những triệu chứng tiền ung thư.
– Bước 3: Tìm kiếm phương pháp điều trị khả quan sao cho kéo dài hy vọng sống của người bệnh.
Hiện nay, việc dự phòng ung thư ở nước ta chưa thật sự được chú ý. Trên thực tế, không ít bệnh nhân thường để đến khi có dấu hiệu bệnh mới đi điều trị. Điều này cũng là lý do khiến cho tỷ lệ ung thư ở giai đoạn cuối ngày càng tăng cao.
Lưu ý, bệnh ung thư cần được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị khỏi mới tăng cao. Do đó, để đạt được hiệu quả thì bạn bắt buộc phải thực hiện 2 bước đầu tiên.
Tìm hiểu khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?
Quy trình khám sàng lọc ung thư cơ bản
Trước tiên, bạn cần hiểu rằng có rất nhiều loại ung thư. Do đó, với mỗi loại bệnh ung thư sẽ có quy trình thăm khám khác nhau. Thay vào đó, bạn có thể tham khảo một số nội dung thăm khám cơ bản như:
Khám và kiểm tra lâm sàng
Đây là bước đầu tiên không thể bỏ qua khi thực hiện sàng lọc ung thư. Trước tiên, bác sĩ cần khai thác về tiền sử và sức khỏe của bệnh nhân, ví dụ như các thông tin về cá nhân, gia đình, triệu chứng bất thường nếu có. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần thêm thông tin của một số yếu tố nguy cơ khác như: Môi trường sống, nghề nghiệp, các chỉ số cân nặng, chiều cao… để làm căn cứ sàng lọc phù hợp. Ở bước này, bạn hãy yên tâm bởi bác sĩ sẽ giải thích cho bạn sàng lọc ung thư bao gồm khám những bước gì.
Xét nghiệm và kiểm tra cận lâm sàng
Cụ thể, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số hình thức xét nghiệm cận lâm sàng như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm tế bào… Cùng với đó, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện và kiểm tra hình ảnh bằng các phương pháp như: Chụp MRI, X-quang, nội soi, siêu âm… Đối với tùy từng loại ung thư mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp kiểm tra hình ảnh phù hợp.
Sau khi thu thập được dữ liệu mong muốn, bác sĩ tiến hành đọc và phân tích từng loại chỉ số. Cùng với đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp sau khi cân nhắc mong muốn và nhu cầu của bệnh nhân. Mặt khác, bệnh nhân cũng được cảnh báo về nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra ở trong tương lai để có biện pháp phòng ngừa tốt nhất.
Những đối tượng nào nên thực hiện sàng lọc ung thư?
Độ tuổi phù hợp để sàng lọc ung thư?
Ngày nay, xã hội càng phát triển hiện đại kéo theo những tác nhân gây bệnh càng tăng cao. Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh nan y nguy hiểm như ung thư. Theo chuyên gia, ung thư đang có chiều hướng trẻ hóa. Nếu như trước đây, ung thư thường gặp ở người cao tuổi thì hiện tại, số lượng người trẻ tuổi mắc ung thư gia tăng đột biến. Do đó, bất cứ ai cũng nên đi tầm soát ung thư nếu như có cơ hội, cụ thể:
– Với người ở độ tuổi trên 25 tuổi: 1 đến 2 năm/lần
– Với người thuộc nhóm nguy cơ cao: 6 đến 12 tháng/lần
– Với người có triệu chứng ung thư: Sàng lọc càng sớm càng tốt
Những nhóm đối tượng bắt buộc cần sàng lọc ung thư
Với những nhóm đối tượng dưới đây, sàng lọc ung thư nên được tiến hành càng sớm càng tốt:
Người nghiện thuốc lá
90% trường hợp người ung thư phổi đều có lý do liên quan đến hút thuốc lá. Ngoài ra, hút thuốc lá còn dẫn đến những nguy cơ khác như: Đau dạ dày, đau hầu họng, hỏng gan…
Người có tiền sử mắc các bệnh phổi, gan, thận mạn tính
Sự tái phát nhiều lần của những loại bệnh lý kể trên có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư phổi, gan…
Yếu tố di truyền có bố mẹ, ông bà mắc ung thư
Di truyền là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến ung thư. Cụ thể, người sinh ra trong gia đình có bố mẹ hay ông bà bị ung thư thì khả năng di truyền là khá cao.
Những đối tượng có thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Như đã đề cập ở trên, thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể dẫn bạn đến trực tiếp với cánh cửa tử thần. Với người thường xuyên sinh hoạt trong điều kiện không đảm bảo, ăn uống không hợp lý, ít vận động thường gặp phải tình trạng mệt mỏi kéo dài. Nếu như duy trì thói quen này lâu thì nguy cơ mắc ung thư là hoàn toàn có thể xảy ra.
Những lưu ý quan trọng cần ghi nhớ khi sàng lọc ung thư
Nếu như bạn đang có dự định sàng lọc ung thư, đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng dưới đây:
Không ăn trong vòng ít nhất vài tiếng trước khi xét nghiệm
Lưu ý là đối với từng loại ung thư thì thời gian nhịn ăn sẽ khác nhau. Ví dụ như với ung thư gan, bạn cần nhịn ăn tối thiểu trong 6 tiếng. Với tầm soát ung thư dạ dày, đại trực tràng thời gian nhịn ăn sẽ lâu hơn, tối thiểu là 8 tiếng. Tương tự với ung thư tuyến giáp, bạn cũng cần nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng.
Ngưng sử dụng các loại thuốc không phù hợp
Trước khi sàng lọc ung thư, bạn cần ngưng sử dụng các loại thuốc như kháng sinh hay thuốc điều trị. Bởi nguyên nhân là các loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm
Lựa chọn cơ sở thực hiện uy tín, chất lượng
Để đảm bảo kết quả sàng lọc chính xác nhất, đừng quên tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Nơi có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn và trang thiết bị tiên tiến, hiện đại.
Cần lưu ý lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái
Để quá trình sàng lọc diễn ra thuận lợi nhất có thể, bạn lưu ý lựa chọn loại trang phục phù hợp. Cần mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, thoáng mát và không đeo trang sức.
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về khám sàng lọc ung thư. Lưu ý là kết quả sàng lọc đôi khi vẫn có tỷ lệ dương tính, âm tính giả. Do đó, khi được thông báo về kết quả, bạn nên bình tĩnh lắng nghe thông báo của bác sĩ để có phương hướng điều trị phù hợp.