Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường!

Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu và cách điều trị | Huggies

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé!

Tìm hiểu khái quát về tiền sản giật 

Tiền sản giật, hay còn có tên gọi nhiễm độc thai nghén là rối loạn vô cùng nguy hiểm. Đối tượng thường gặp phải là mẹ bầu mang thai từ tuần thứ 21 trở đi. Tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền sản giật đó là do mất cân bằng hormone prostaglandin ở trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh thường xuất hiện nhiều ở những thai phụ mắc bệnh lý liên quan như là bệnh thận, bệnh basedow…

Tuyệt đối không chủ quan với những biến chứng tiền sản giật
Tuyệt đối không chủ quan với những biến chứng tiền sản giật

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật 

Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật bao gồm:

– Phụ nữ mang thai lần đầu tiên có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

– Bản thân mẹ từng bị tiền sản giật trong lần mang thai trước.

– Mẹ mang thai khi tuổi tác cao, hoặc bé gái ở tuổi vị thành niên mang thai.

– Phụ nữ bị béo phì cần chú ý theo dõi huyết áp. Ngoài ra, mẹ cần theo dõi nguy cơ mắc tiền sản giật trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

– Mẹ bầu mắc một số bệnh lý như: Đau nửa đầu, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận. Cùng với đó, những bệnh về hệ miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai.

– Khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn.

Nhận biết tiền sản giật thông qua những dấu hiệu điển hình 

Những dấu hiệu tiền sản giật thường xuất hiện kể từ tuần thứ 20 của thai kỳ và có dấu hiệu rõ ràng vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Dấu hiệu bệnh ở mỗi sản phụ có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến bao gồm:

Tăng cân nhanh đột ngột, bất thường

Trong suốt giai đoạn thai kỳ, hiện tượng tăng cân là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trường hợp mẹ tăng cân quá nhanh, mức cân tăng lên nhanh chóng, đột ngột thì cần phải đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Hiện tượng tăng cân nhanh bất thường có thể là dấu hiệu tiền sản giật. Nhất là khi mẹ tăng từ 1,4 đến 2kg/tuần hoặc tăng từ tuần thứ 20 của thai kỳ.

Mẹ bị sưng mặt ở tay hoặc chân 

Việc tích tụ dịch sẽ dẫn đến mặt mẹ bị sưng phù. Ngoài ra, tay và chân cũng có thể bị sưng tùy vào từng trường hợp. Nhiều mẹ thường nhầm lẫn tình trạng sưng tay với dấu hiệu của thai kỳ bình thường. Tuy nhiên, trường hợp tiền sản giật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sưng bàn chân là dấu hiệu phổ biến của tiền sản giật
Sưng bàn chân là dấu hiệu phổ biến của tiền sản giật

Thở khó khăn 

Mẹ cần đặc biệt chú ý, bởi khó thở là dấu hiệu nguy hiểm nhất. Ở phụ nữ mang thai, nếu đột nhiên gặp phải tình trạng khó thở, thở hụt hơi… mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ để có phương án can thiệp điều trị kịp thời. Dấu hiệu này có thể là lời cảnh báo tiền sản giật nguy hiểm.

Nôn, buồn nôn, hoặc nôn mửa đột ngột 

Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu đã qua giai đoạn thai nghén. Lúc này, thường mẹ sẽ không còn triệu chứng buồn nôn. Tuy nhiên, với những trường hợp tiền sản giật thì nôn mửa là 1 dấu hiệu phổ biến. Do đó, mẹ cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân nếu như tình trạng nôn mửa kéo dài nhé.

Đầu đau dai dẳng 

Thực tế thì đau đầu không phải hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, ở người bị tiền sản giật thì cơn đau có xu hướng dai dẳng hơn. Ngoài ra, việc điều trị bằng thuốc lúc này sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Vùng bụng trên bị đau dữ dội 

Nếu như đau bụng trên không phải là do bé đạp hoặc do bị hội chứng đau dạ dày, khả năng lớn đây là dấu hiệu tiền sản giật. Hãy đến bệnh viện khám nếu như có dấu hiệu bất thường đi kèm với cơn đau bụng trên kéo dài mà không thuyên giảm.

Biến chứng tiền sản giật mẹ cần biết 

Mẹ có biết, biến chứng tiền sản giật có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trong đó, một số biến chứng phổ biến bao gồm:

Thai nhi bị chậm phát triển 

Tiền sản giật có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên mạch máu nuôi thai. Nếu trường hợp khi thai không nhận đủ lượng máu cần thiết, thai nhi sẽ bị thiếu máu, thiếu oxy và thiếu các dưỡng chất. Điều này làm cho thai nhi trong bụng trở nên chậm phát triển hơn so với bình thường.

Làm tăng nguy cơ mẹ sinh non 

Nếu như mắc chứng tiền sản giật nặng, bác sĩ lúc này sẽ chỉ định mẹ sinh sớm để đảm bảo an toàn. Với những em bé mới chào đời khi chưa đủ tuần thai, phổi và các cơ quan khác chưa hình thành. Trong trường hợp em bé sinh quá non, thường là trước 28 tuần tuổi, bé có thể gặp những ảnh hưởng không nhỏ tới trí tuệ và cả thể chất.

Bong nhau non 

Có thể mẹ chưa biết, tiền sản giật làm tăng nguy cơ bị nhau bong non. Đây là hiện tượng bánh nhau bong ra khỏi thành tử cung trước khi mẹ sinh em bé. Nếu như phát hiện không kịp thời, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ và bé.

Gây tổn thương cơ quan lân cận 

Biến chứng tiền sản giật là vô cùng nguy hiểm. Bởi không chỉ ảnh hưởng đến gan, thận, tim và phổi. Nặng nề hơn, mẹ có nguy cơ cao bị đột quỵ hoặc tổn thương não. Do đó, nếu như mẹ bị tiền sản giật càng nặng thì nguy cơ tổn thương càng cao.

Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Với mẹ bầu bị tiền sản giật, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp nhiều lần. Đặc biệt là trường hợp mẹ bị tiền sản giật lần 2 thì nguy cơ này càng lớn.

Hiện nay điều trị tiền sản giật bằng phương pháp nào? 

Hiện nay, điều trị tiền sản giật chủ yếu phụ thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ. Ngoài ra, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của từng triệu chứng, bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp.

Trường hợp bị tiền sản giật từ nhẹ đến trung bình 

Với trường hợp này bác sĩ có thể khuyên mẹ nghỉ ngơi tại nhà. Lúc này, mẹ sẽ được thường xuyên kiểm tra huyết áp để đảm bảo luôn giữ chỉ số ổn định. Ngoài ra, mẹ cũng cần áp dụng chế độ nghỉ ngơi đặc biệt.

Trường hợp tiền sản giật nặng 

Trường hợp tiền sản giật bị nặng, thai nhi đã trưởng thành thì sinh mổ được khuyến khích. Đồng thời, lưu ý trước khi chuyển dạ, mẹ có thể được tiêm corticoid để phổi của bào thai trưởng thành. Nếu sản giật phát triển, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc chống co giật.

Mẹ bầu chú ý phòng ngừa tiền sản giật từ sớm 

Hiện nay, chưa có nghiên cứu chỉ rõ nguyên nhân tiền sản giật. Do đó, tốt hơn hết mẹ nên có biện pháp phòng ngừa từ sớm.

– Bổ sung các dưỡng chất như DHA, EPA giúp mẹ phòng ngừa tiền sản giật hiệu quả. Một số thực phẩm giàu Omega-3 có thể bao gồm: Súp lơ, cá hồi, quả óc chó, hạt vừng…

– Bổ sung đầy đủ canxi trong suốt thai kỳ giảm tới 49% tiền sản giật. Một số loại thực phẩm giàu canxi bao gồm: Sữa, măng tây, đậu, súp lơ…

– Bổ sung vitamin D giúp giảm 27% nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật. Một số thực phẩm giàu vitamin D mẹ có thể thử: Dầu gan cá, nấm hương, ngũ cốc…

– Xây dựng chế độ tập luyện và vận động phù hợp để tăng cường sức khỏe.

Đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để phòng ngừa bệnh từ sớm mẹ nhé
Đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để phòng ngừa bệnh từ sớm mẹ nhé

Nhìn chung, những biến chứng tiền sản giật là vô cùng nguy hiểm với sức khỏe cả mẹ bầu và bé. Do đó, mỗi mẹ bầu nên trang bị những kiến thức về bệnh để có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *