Cường aldosteron thứ phát là tăng sản xuất aldosterone ở tuyến thượng thận để đáp ứng các kích thích không phải từ tuyến yên, các kích thích bên ngaoì tuyến thượng thận như suy giảm dịch tới thận. Các triệu chứng tương tự như các triệu chứng của chứng aldosteron nguyên phát. Chẩn đoán bao gồm đo nồng độ aldosterone trong huyết tương và hoạt động renin huyết tương. Điều trị liên quan đến việc điều chỉnh nguyên nhân.
Aldosterone là loại mineralocorticoid mạnh nhất do vỏ thượng thận sinh ra. Nó làm tăng giữ natri và mất kali. Ở thận, aldosterone gây chuyển natri từ ống thận vào các tế bào hình ống để đổi lấy kali và hydro. Tác dụng tương tự xảy ra ở tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tế bào niêm mạc ruột và trong trao đổi giữa dịch nội bào (ICF) và chất ngoại bào (ECF).
Điều hòa tiết Aldosterone được quy định bởi hệ renin-angiotensin và, ở mức độ ít hơn, bởi hormone adrenocorticotropic (ACTH). Renin, một enzyme proteolytic, được lưu trữ trong tế bào gần cầu thận của thận. Giảm thể tích và lưu lượng máu trong các động mạch thận thận hướng tâm hoặc hạ natri máu dẫn đến sự bài tiết renin. Renin chuyển hóa angiotensinogen từ gan thành angiotensin I, chất này được chuyển hóa bởi men chuyển angiotensin (ACE) thành angiotensin II, từ đó gây tiết aldosterone; renin cũng có hoạt động tăng huyết áp. Tăng aldosteron làm tăng gữi natri và nước nên làm tăng lượng máu và làm giảm tiết renin.
Cường aldosteron thứ phát là do sự giảm lưu lượng máu tới thận, điều này kích thích cơ chế renin-angiotensin với kết quả tăng bài tiết aldosterone. Nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu tới thận bao gồm:
-
Bệnh tắc nghẽn động mạch thận (ví dụ, tá tràng, hẹp)
-
Sự co thắt mạch máu (như xảy ra trong tăng huyết áp kịch phát)
-
Các bệnh gây phù (ví dụ, suy tim, xơ gan với cổ trướng, hội chứng thận hư)
Việc bài tiết aldosteron có thể là bình thường trong suy tim, nhưng lượng máu ở gan và sự trao đổi chất aldosterone sẽ giảm, vì thế lượng hormone trong máu sẽ cao.
Các triệu chứng và dấu hiệu của chứng Aldosteron thứ phát
Triệu chứng tương tự như các triệu chứng của cường aldosteron tiên phát và bao gồm kiềm máu do hạ kali có thể gây yếu cơ, dị cảm, liệt thoáng qua và co cứng cơ. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện duy nhất là cao huyết áp. Có thể có phù nề ngoại biên.
Chẩn đoán Aldosteron thứ phát
-
Nồng độ điện giải trong huyết thanh
-
Nồng độ aldosterone trong huyết thanh
-
Hoạt động renin huyết thanh (PRA)
Chẩn đoán nghi ngờ ở bệnh nhân tăng huyết áp và hạ kali máu.
Xét nghiệm ban đầu bao gồm nồng độ aldosterone trong huyết tương và PRA. Tốt nhất là bệnh nhân không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào ảnh hưởng đến hệ renin-angiotensin (ví dụ: thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc ức chế men chuyển angiotensin [ACE], thuốc đối kháng angiotensin, thuốc chẹn beta) trong 4 tuần đến 6 tuần trước khi thực hiện xét nghiệm. Nồng độ aldosterone tăng cao và hoạt động renin trong huyết tương là dấu hiệu của cường aldosterone thứ phát. Sự khác biệt chính giữa tăng aldosterone nguyên phát và thứ phát được trình bày trong bảng Phân biệt tăng aldosterone nguyên phát và thứ phát.
Điều trị chứng Aldosteron thứ phát
-
Nguyên nhân
-
Đôi khi dùng các thuốc đối kháng aldosterone
Điều trị liên quan đến việc điều chỉnh nguyên nhân.
Tăng huyết áp thường có thể được kiểm soát bằng một thuốc chẹn thụ thể aldosterone có chọn lọc như spironolactone, bắt đầu với 50 mg uống một lần mỗi ngày và tăng từ 1 đến 3 tháng cho liều duy trì, thường là khoảng 100 mg một lần/ngày. Một loại thuốc lợi tiểu giữ kali khác có thể được sử dụng thay cho spironolactone. Có thể sử dụng thuốc cụ thể hơn eplerenone 50 mg uống một lần/ngày đến 200 mg uống hai lần/ngày vì không giống như spironolactone, nó không chặn thụ thể androgen (có thể dẫn đến chứng vú to ở nam giới và rối loạn chức năng tình dục); đây là thuốc được lựa chọn để điều trị lâu dài ở nam giới nếu spironolactone liều thấp không hiệu quả.