MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHẾ ĐỘ ĂN VÀ CÁC BỆNH MẠN TÍNH LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng bao gồm: thừa cân và béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư và sâu răng. Ngày càng có nhiều bằng chứng về mối liên quan giữa chế độ ăn và các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng. Tổ chức FAO ( 1962) khi phân tích mối liên quan giữa cơ cấu năng lượng khẩu phần ( tính theo % ) với mức thu nhập quốc dân bình quân nhận thấy ở các nước có thu nhập thấp, chế độ ăn nghèo thức ăn động vật, nghèo chất béo, nguồn năng lượng chủ yếu là glucid nhưng khi thu nhập cao chế độ ăn nhiều thức ăn động vật, nhiều chất béo, và lượng glucid phức hợp giảm, đường ngọt tăng. Ở các nước nghèo, bệnh đường tiêu hoá và nhiễm trùng thường hay gặp. Ở các nước kinh tế phát triển, béo phì và các bệnh mạn tính gia tăng

Người ta thấy một chế độ ăn có đậm độ nhiệt cao, giàu chất béo kết hợp với lối sống tĩnh tại làm tăng nguy cơ thừa cân và béo phì.

Béo phì làm tăng các rủi ro về bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp và là cơ địa tốt cho phát sinh nhiều bệnh mạn tính khác. Béo phì ở trẻ em làm tăng nguy cơ trở thành béo phì người lớn, trẻ béo phì hay mắc bệnh đường hô hấp trên và các bệnh xương khớp hơn.

Bệnh tăng huyết áp gặp cả người lớn và trẻ em béo phì.

Gần 1.3 người lớn bị bệnh đái tháo đường có liên quan đến béo phì và các nguy cơ đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim

Đái tháo đường có hai thể: phụ thuộc vào Insulin ( type I) và không phụ thuộc insulin ( type II ). Đái tháo đường type II có thể xử trí bằng chế độ ăn và lối sống. Khẩu phần chất béo no cao có liên quan đến tăng nguy cơ giảm dung nạp glucoza và có mưcs glucoza, insulin lúc đói cao hơn. Các nhân tố chính để kiểm soát chế độ ăn của người bị đái tháo đường bao gồm: giảm cân nặng, giảm acid béo no, giảm đường và cholesterol

Chế độ ăn có liên quan nhiều đến tăng huyết áp, uống quá nhiều cà phê hay uống quá nhiều rượu có thể tăng nguy cơ tăng huyết áp. Huyết áp thường thấp hơn ở những người có chế độ ăn thực vật và khi chuyển từ chế độ ăn thịt sáng ăn chay thì huyết áp cũng giảm đi. Ăn nhiều muối và thiếu kali cũng góp phần làm tăng huyết áp

Mối liên quan giữa chế độ ăn với bệnh tim mạch đã được quan sát từ cuối thế kỷ 19. Keys và cộng sự cho rằng, acid béo  no là yếu tố chính của bệnh mạch vành. Các quan sát ở quần dân cư có tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch thấp như Địa Trung Hải cho thấy, ở các vùng này sử dụng nhiều dầu oliu( có nhiều acid oleic) hoặc ở Nhật Bản chế độ ăn có nhiều thịt béo, nước dùng, nước sốt, đồ rán, nước ngọt, chế phẩm sữa toàn phần, bơ và các thức ăn mặn là một trong các nguyên nhân chính làm tăng LDL-cholesterol huyết thanh

Một chế độ giàu chất béo, thiếu vận động và thừa cân là yếu tố có nguy cơ cao đối với ung thư đại trực tràng. Ung thư mũi họng, đặc biệt phổ biến ở vùng Đông Nam Á có liên quan rõ ràng tới khẩu phần ăn nhiều cá muối. Béo phì và rượu là yếu tố chính làm tăng nguy cơ ung thư vú. Các thực phẩm có nhiều chất béo và cacbohydrat xử lý ở nhiệt độ cao ( nướng trên bếp than) thường dẫn tới sản sinh các chất có khả năng gây một số khối u trên thực nghiệm ở đại tràng và vú. Aflatoxin B1 tìm thấy trong thực phẩm và virut viêm gan B là yếu tố gây nguy cơ của ung thư gan trên người. Với hiểu biết hiện nay, một chế độ ăn thích hợp cùng với rèn luyện thể lực giữ thể trọng vừa phải có thể phòng ngừa được từ 30-40% các trường hợp ung thư. Một chế độ ăn đủ rau quả hằng ngày sẽ làm giảm nguy cơ đối với hầu hết các loại ung thư

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *