100g khoai sọ bao nhiêu calo? Nên ăn bánh khoai sọ không

Khoai sọ thuộc nhóm thực phẩm nhiều tinh bột, rất quen thuộc với người Việt và được ứng dụng chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc. Vậy 100g khoai sọ bao nhiêu calo?

Nhắc đến những loại củ thường hay xuất hiện trong các bữa cơm truyền thống của người Việt thì khoai sọ chắc chắn là cái tên không thể thiếu. Vốn là thực phẩm gắn bó lâu đời nhưng không ít người vẫn chưa thực sự biết hết công dụng, giá trị dinh dưỡng của khoai sọ.

Đặc biệt, khoai sọ còn thường hay bị nhầm lẫn với khoai môn. Cùng bài viết tìm hiểu chi tiết về khoai sọ, cách phân biệt và ứng dụng sao cho thật hiệu quả.

Khoai sọ là gì, thành phần dinh dưỡng và lợi ích ra sao?

Khoai sọ là loại củ thuộc họ Ráy, kích thước nhỏ, bên ngoài có phủ lớp xơ màu nâu. Các giống khoai sọ phổ biến là khoai sọ dọc trắng, khoai sọ trắng, khoai sọ núi,…

Khoai sọ là gì, thành phần dinh dưỡng và lợi ích ra sao?
Khoai sọ là gì, thành phần dinh dưỡng và lợi ích ra sao?

Đặc điểm nổi bật của khoai sọ là chứa rất nhiều tinh bột, chất xơ cùng với đó là hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào, như: protein, canxi, magie, photpho, sắt, đồng, kali, kẽm, vitamin C, vitamin A, vitamin E… và các chất niacin, thiamine,riboflavin, một ít chất béo.

Với bảng thành phần này, khoai sọ không chỉ là loại thực phẩm đơn thuần mà còn được ứng dụng rất nhiều trong điều trị bệnh, cải thiện sức khỏe.

Lợi ích của khoai sọ đối với sức khỏe:

  • Kali có trong khoai sọ rất tốt cho hệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, hạn chế nguy cơ đột quỵ.
  • Chất xơ giúp giảm Cholesterol, cải thiện hệ tiêu hóa, không còn khó tiêu, táo bón, hỗ trợ nhuận tràng.
  • Đồng và sắt hỗ trợ quá trình lưu thông, tái tạo máu trong cơ thể.
  • Các loại vitamin giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa
  • Vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn hình thành và phát triển các tế bào ung thư.

Khoai sọ ứng dụng trong y học:

  • Tận dụng hàm lượng Gluxit để cung cấp năng lượng cho hệ thần kinh và cơ thể. Bổ sung khoai sọ vào chế độ di dưỡng của người có sức đề kháng yếu, người mới ốm dậy.
  • Sử dụng khoai sọ hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận vì có photpho và nhiều vitamin.
Khoai sọ là gì, thành phần dinh dưỡng và lợi ích ra sao?
Khoai sọ là gì, thành phần dinh dưỡng và lợi ích ra sao?

100g Khoai sọ bao nhiêu calo?

Có lẽ đây là thông tin mà rất hiếm người tìm kiếm. Đơn giản vì chúng ta thường ăn uống theo thói quen và cho rằng khoai sọ tốt cho sức khỏe nên lượng ăn như thế nào không quan trọng.

Tuy nhiên, khoai sọ chứa lượng tinh bột khá cao, điều này sẽ khiến những người đang theo chế độ giảm cân dè dặt khi sử dụng. Vậy 100g khoai sọ bao nhiêu calo? 

Theo thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng thì 100g khoai sọ cung cấp khoảng 115 – 118 calo, chất béo hầu như rất ít. Như vậy, mức calo này không quá cao, không đáng lo ngại với người muốn giảm cân.

Lượng chất xơ dồi dào trong khoai sọ có thể được tận dụng để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cảm giác no, ức chế những cơn thèm ăn bất chợt. Nhưng cần lưu ý, khoai sọ ở dạng hấp luộc mới có mức calo như trên, còn khi được chế biến thì con số này sẽ thay đổi.

  • Bánh khoai sọ bao nhiêu calo? Một chiếc bánh khoai sọ 50g cung cấp lên đến 217 calo.
  • Canh khoai sọ bao nhiêu calo? Nếu là canh khoai sọ xương hầm 1 lượng calo là 667 calo/tô. Mức calo này khá cao, hơn một bữa ăn chính.
  • Khoai sọ xào thịt bao nhiêu calo? Tùy theo lượng thịt, dầu ăn và gia vị sử dụng mà có thể cung cấp từ 250 – 350 calo.
100g Khoai sọ bao nhiêu calo?
100g Khoai sọ bao nhiêu calo?

>>> Cách làm bánh khoai sọ nhân đậu xanh thơm ngon

Nguyên liệu

  • 300g khoai sọ
  • 150g bột gạo (tẻ)
  • 200g đậu xanh bóc vỏ
  • 300ml nước lọc
  • ½ muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng dầu ăn
  • Lá chuối hoặc lá dong.

Thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm bánh

  • Khoai sọ mang đi gọt vỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng rồi để ráo.
  • Đậu xanh vo sạch, ngâm khoảng 5 tiếng. Sau đó, để ráo nước rồi mang đi nấu chín, cho thêm khoảng ¼ muỗng muối.
  • Lá đem đi rửa, phơi cho ráo nước, lau sạch.

Bước 2: Trộn bột và làm nhân bánh 

  • Cho bột gạo tẻ và nước vào khuấy đều, lúc khuấy cho thêm 1 muỗng dầu ăn và ½ muỗng muối.
  • Đổ hỗn hợp này vào chung với phần khoai sọ đã thái trước đó, ủ trong 20 phút.
  • Cho nồi lên bếp, khuấy đến khi nào hỗn hợp sánh lại thì tắt bếp, chờ nguội.
  • Đậu xanh chín thì cho thêm đường vào trộn đều. Tán đậu thật đều, đậu càng nhuyễn, mịn càng ngon. Vắt đậu thành hình dài khoảng 5 – 10cm tùy kích thước bánh.

Bước 3: Gói và hấp bánh

  • Cho 1 ít dầu ăn lên bánh, cho bột lên trên.
  • Đặt nhân đậu vào giữa, rồi gập phần lá lại. Lưu ý gập gọn, không để bột bánh tràn ra ngoài.
  • Cho bánh vào nồi hấp, hấp trong 30 – 40 phút.
  • Khi thấy bánh mềm là đã chín, vớt ra để nguội và thưởng thức.

Khoai sọ có phải là khoai môn không?

Khoai sọ và khoai môn có hình thức khá giống nhau nên thường hay gây nhầm lẫn. Chúng đều chung một họ cây Ráy, nhưng khoai sọ có nhiều củ con, kích thước củ nhỏ hơn; còn khoai môn có nhiều củ to, từ 1 – 2kg/củ.

Khoai sọ có phải là khoai môn không?
Khoai sọ có phải là khoai môn không?

Vậy khoai môn bao nhiêu calo, có giống khoai sọ không? Nhìn chung, lượng calo có trong khoai môn cũng tương đương với khoai sọ, cứ 100g cung cấp khoảng 110 calo. 

Đặc biệt, ngoài những cách chế biến thường thấy còn có món khoai môn sấy được dùng để ăn vặt rất thơm và béo, bùi. Khoai môn sấy bao nhiêu calo? Lượng calo trong khoai môn sấy khá cao, xét trên 100g sẽ có hơn 500 calo. Vì vậy, nên hạn chế ăn khoai môn ở dạng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *