Chế độ ăn giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở nam giới ? 12 dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh tim mạch

Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng trong việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở nam giới. Bằng cách lựa chọn thực phẩm và duy trì lối sống lành mạnh, nam giới có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Bệnh tim mạch ở nam giới là gì?

Bệnh tim mạch là tên gọi chung cho các bệnh của tim và mạch máu. Bệnh tim mạch bao gồm các bệnh động mạch vành như đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim (thường được gọi là đau tim). Các bệnh tim mạch khác bao gồm đột quỵ, suy tim, bệnh tim tăng huyết áp, bệnh thấp tim, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim, dị tật tim bẩm sinh, bệnh van tim, viêm tim, phình động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh huyết khối và huyết khối tĩnh mạch…

Bệnh tim mạch ở nam giới
Bệnh tim mạch ở nam giới

Chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới 

Chất béo nên chiếm 1520% tổng năng lượng trong ngày, trong đó lượng acid béo no (có nhiều trong mỡ, bơ, thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp,…) không quá 10% tổng năng lượng, cholesterol < 300mg/ngày. 

  • Sử dụng dầu thực vật (dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, dầu hạt cải,…) thay cho mỡ động vật.
Sử dụng dầu thực vật giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới
Sử dụng dầu thực vật giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới
  • Chọn thực phẩm giàu đạm ít chất béo: thịt nạc bỏ da, mỡ, thịt gia cầm, cá các loại đặc biệt các loại cá biển sâu giàu Omega 3 tốt cho sức khỏe tim mạch, sữa không béo hoặc ít béo, đậu hạt và các loại rau đậu,…
  • Chất đạm nên phối hợp giữa đạm nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật để kiểm soát tốt cholesterol khẩu phần.
  • Chất đường bột nên chiếm 5560% tổng năng lượng trong ngày. 
  • Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên vỏ không chà xát kỹ như gạo lứt, gạo mầm, lúa mạch, bánh mì nâu, bánh mì đen,… chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng giúp điều hòa huyết áp và tim mạch.
  • Nhu cầu chất xơ 2025g chất xơ/ ngày, từ 400500 gram rau và 100200 gram trái cây mỗi ngày. Chất xơ giúp làm giảm hấp thu cholesterol từ ruột vào máu, ngoài ra còn chậm hấp thu đường sau bữa ăn, chống táo bón.
  • Các loại hạt, ngũ cốc nguyên vỏ chứa nhiều chất xơ, vitamin (B1, B2, B3), chất khoáng (magie, phospho, selen, kẽm, sắt) giúp điều hoà huyết áp và tim mạch. 
  • Các loại rau củ và trái cây chứa nhiều vitamin A, C, beta caroten và các flavonoid, các chất này hoạt động như các chất chống oxy hóa và có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
  • Lượng muối không quá 5g/ngày. Cần hạn chế ăn mặn, giảm nêm muối, hạt nêm, nước mắm, nước tương. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối như mắm, cá khô, chả lụa, tương, chao, dưa cà.

Các cách phòng ngừa bệnh tim mạch ở nam giới

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch và tiết chế ăn uống là những nguyên tắc quan trọng trong dự phòng và điều trị bệnh lý tim mạch. Dưới đây là những lưu ý trong chế độ sinh hoạt và ăn uống trong dự phòng và điều trị bệnh lý tim mạch 

Điều chỉnh chế độ ăn

Ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol, tăng cường trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hạt và các loại thực phẩm giàu omega-3 (như cá hồi, cá mackerel).

Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Béo phì hay béo phì trung tâm đều làm tăng nguy cơ đối với các bệnh lý tim mạch. Người bệnh cần chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý để đạt và duy trì cân nặng lý tưởng (BMI 2122). Người béo phì cần được tiết chế dinh dưỡng cắt giảm 5001000kcal/ngày phối hợp tập luyện phù hợp để giảm cân an toàn.

Ngưng hút thuốc lá

Thuốc lá là yếu tố nguy cơ lớn cho bệnh tim mạch. Ngừng hút thuốc lá hoàn toàn sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và phổi.

Ngưng hút thuốc lá giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch
Ngưng hút thuốc lá giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

Thay đổi lối sống

Tăng cường vận động và luyện tập thể thao phù hợp với tuổi và tình trạng sức khoẻ. Các loại hình vận động nhẹ phù hợp cho bệnh lý tim mạch như đi bộ, đạp xe, bơi lội, thể dục dưỡng sinh, làm việc nhà, chăm sóc cây cảnh…

Giảm lo âu và căng thẳng

Những cách phòng ngừa này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn cải thiện chất lượng và dài hạn của cuộc sống. Việc thực hiện các biện pháp này từ khi còn trẻ sẽ giúp giữ gìn sức khỏe tim mạch tốt và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác ở nam giới.

12 dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh tim mạch

Đau ngực

Đau ngực là một trong số những triệu chứng của bệnh tim mạch thường gặp nhất. Thuật ngữ này thường được dùng để chỉ cơn đau, tức ở vùng ngực, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác bị một vật nặng đè lên ngực. Cơn đau có thể lan ra sau lưng, vùng cổ, vai và 2 bên cánh tay. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cơn đau thắt ngực có thể kéo dài vài phút, vài giờ hoặc lặp lại hàng ngày.

Đau ngực 1
Đau ngực là triệu chứng điển hình của bệnh lý mạch vành

Trong số bệnh lý tim mạch, ngoài đau ngực do viêm gây ra, các cơn đau thắt ngực còn do sự tắc nghẽn mạch vành (mạch máu đi nuôi dưỡng cơ tim) gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim, nặng hơn có thể gây ra nhồi máu cơ tim.

Trên thực tế, có những trường hợp biểu hiện của các cơn đau thắt ngực thường nhẹ và bất chợt nên khó nhận biết và thường bị bỏ qua. Trong khi đó, các cơn đau thắt ngực lại rất dễ chuyển biến, gây nguy hiểm cho tính mạng.

Cảm giác khó thở thường xuyên

Khó thở thường là triệu chứng điển hình của bệnh lý tim hoặc phổi. Suy tim và bệnh động mạch vành là 2 bệnh lý tim mạch thường gây khó thở và hụt hơi. Tim suy khiến ứ máu ở tiểu tuần hoàn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chức năng của các phế nang. Nếu hoạt động gắng sức, chất dịch ở trong mạch máu của tiểu tuần hoàn thoát ra ngoài đột ngột, tràn ra phế nang và gây khó thở.

Bệnh nhân suy tim thường bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi; khó thở đột ngột, tăng lên sau khi tập thể dục hoặc khi lao động nặng; khó thở nhiều hơn khi nằm xuống, phải ngồi dậy để thở và trở nặng hơn về đêm,…

Suy tim khiến bệnh nhân khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi và nặng hơn về đêm

Cảm giác mệt mỏi hoặc kiệt sức

Người bị bệnh tim mạch thường có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức nhiều lần trong ngày, thậm chí ngay cả khi mới ngủ dậy. Sở dĩ là như vậy vì tim hoạt động không hiệu quả nên không thể cung cấp đủ Oxy cho cơ thể, khiến bạn trở nên mệt mỏi và uể oải.

Cảm giác mệt mỏi hoặc kiệt sức 1
Bệnh tim mạch thường khiến người bệnh mệt mỏi kéo dài

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ và luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày. Tình trạng này thường xuất phát từ nguyên nhân khó ngủ, mất ngủ hay chứng ngưng thở khi ngủ vào ban đêm. Cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ thường xuyên thường không đặc trưng cho các bệnh lý tim mạch và có thể gặp phải ở nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, nếu như bạn có triệu chứng này, hãy liên hệ bác sĩ để được xét nghiệm và xác định nguyên nhân cụ thể.

Cơn đau ở vùng vai và tay trái

Xuất hiện các cơn đau ở vùng vai và tay trái khiến nhiều người lầm tưởng rằng mình mắc các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, bệnh lý mạch vành cũng có triệu chứng đau tương tự như vậy. Cụ thể, đau thường bắt đầu ở vùng ngực và lan ra cánh tay, lưng, cổ và 2 bên bả vai. Chình vì vậy, mà nhiều người thường chủ quan và không thăm khám tại cơ sở y tế cho đến khi các triệu chứng này thường xuyên xảy ra và trở nặng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Ho dai dẳng và khò khè

Trong đa số các trường hợp, tình trạng ho kéo dài thường là do bệnh lý đường hô hấp, hiếm khi xuất phát từ nguyên nhân tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bệnh tim mạch, hãy đặc biệt chú ý đến triệu chứng này, nhất là khi cơn ho dai dẳng, thường xuyên xuất hiện vào ban đêm hay khi nằm ngủ.

Ho dai dẳng và khò khè 1
Ho là một triệu chứng của bệnh suy tim mà người bệnh cần lưu ý

Trong số bệnh lý tim mạch gây ho thì suy tim là nguyên nhân chủ yếu. Suy tim làm giảm cung lượng tim, tức là làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể, khiến cho máu bị ứ lại ở phổi. Lượng dịch và máu trong lòng mạch thoát ra và tràn vào phế nang, khiến cho người bệnh ho thành cơn và kéo dài, ho tăng lên khi bệnh nhân nằm xuống.

Thường xuyên cảm thấy lo lắng, hay bị ngất xỉu đột ngột

Các dấu hiệu của bệnh tim mạch thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu như bạn gặp phải các triệu chứng đã được đề cập như trên, hãy đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *