Vì sao người bị Sốt xuất huyết cần bổ sung nhiều dưỡng chất?
Virus sốt xuất huyết tấn công khiến hệ miễn dịch người bệnh suy giảm, do đó bệnh nhân cần ăn các thực phẩm dễ tiêu, nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phục hồi sức khỏe nhanh chóng, và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Theo kết quả giám sát dịch bệnh truyền nhiễm và báo cáo từ nhiều địa phương, dịch bệnh Sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng lên tại một số tỉnh/thành phố, đặc biệt tại khu vực Hà Nội. Trong 8 tháng đầu năm 2023, cả nước đã ghi nhận hơn 66.000 ca mắc sốt xuất huyết.
Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino trong năm 2023 và 2024 có thể thúc đẩy muỗi sinh sản, làm tăng khả năng lây truyền bệnh Sốt xuất huyết, đặc biệt là sốt xuất huyết Dengue.
Sốt xuất huyết cũng tương tự như các bệnh gây ra bởi virus nhưng người bệnh có biểu hiện đặc biệt hơn một chút. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn bắt đầu từ đau hốc mắt, đau đầu, đau toàn thân. Sau đó bị Sốt nhẹ hoặc sốt cao, da xuất hiện các chấm đỏ như nốt phát ban, kèm theo các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, chảy máu cam, đau bụng, phân có màu đen (do giảm tiểu cầu),…
Bị Sốt xuất huyết nên ăn uống gì?
Hiện tại, vaccine phòng bệnh Sốt xuất huyết vẫn chưa được đưa vào sử dụng tại Việt Nam, vì vậy chế độ dinh dưỡng có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng. Để biết được bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì, bạn đọc có thể tham khảo một số thực phẩm được chuyên gia chia sẻ sau đây.
Cháo, súp mềm
Cháo và súp được xem là những gợi ý đứng đầu trong danh sách “Bệnh nhân Sốt xuất huyết nên ăn gì”. Cháo, súp là món ăn dễ tiêu hóa, dễ nuốt, đồng thời cung cấp nước cho cơ thể, giúp bệnh nhân bù lượng nước mất đi do sốt cao liên tục.
Thực phẩm giàu chất sắt
Khi bị Sốt xuất huyết, lượng tiểu cầu trong máu của người bệnh giảm. Thực phẩm giàu sắt như thịt, gan, các loại đậu và rau xanh… có tác dụng làm tăng lượng hemoglobin trong máu. Từ đó thúc đẩy quá trình hình thành tiểu cầu, ngăn ngừa chảy máu, mất máu. Chính vì lý do này mà thực phẩm chứa chất sắt luôn được đề cập khi nhắc đến Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu.
Sữa, sữa chua
Sữa có vai trò cung cấp dinh dưỡng và nước cho cơ thể. Trong khi đó, sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cải thiện sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột. Đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, hỗ trợ bệnh nhân trong việc tăng cường sức đề kháng và khả năng chống viêm nhiễm.
Rau xanh
Rau xanh chứa nhiều calo, khoáng chất và vitamin. Để người bệnh được bổ sung chất xơ tự nhiên, nên xem xét bổ sung rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày. Một số loại rau mà chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên ăn là rau bina, bông cải xanh và súp lơ.
Trái cây tươi nhiều vitamin C
Các thực phẩm giàu vitamin C như ổi, chanh, cam,… có khả năng chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi mắc Sốt xuất huyết. Đây là loại thực phẩm không thể thiếu khi nhắc đến câu hỏi người bị sốt xuất huyết nên ăn gì.
Ăn các thực phẩm bổ sung vitamin K
Vitamin K giúp kích thích protein, tăng sinh tế bào cơ thể và ngăn chặn xuất huyết. Trong trường hợp bị Sốt xuất huyết, việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin K có thể hỗ trợ quá trình đông máu, giúp duy trì số lượng tiểu cầu trong cơ thể. Các loại thực phẩm giàu vitamin K có thể kể đến như bông cải xanh, rau mầm hoặc các loại rau lá xanh khác.
Ăn thực phẩm giàu đạm (Protein)
Protein giúp cơ thể sản xuất các kháng thể cần thiết để đối phó với sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Thực phẩm giàu Protein có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi của người bệnh. Thịt, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa là các chất giàu Protein mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu người bị Sốt xuất huyết nên ăn gì.
Nước dừa
Nước dừa có hàm lượng Kali và khoáng chất cao, giúp bổ sung nước cho cơ thể, giảm nguy cơ Mất nước và tăng cường miễn dịch cho người bệnh. Ngoài ra, các khoáng chất và Kali trong nước dừa còn hỗ trợ cân bằng sức khỏe của cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch.
Nước chanh
Nước chanh không chỉ có lợi đối với bệnh nhân Sốt xuất huyết mà còn cho những người khỏe mạnh. Lượng vitamin C dồi dào trong nước chanh hỗ trợ cơ thể loại bỏ độc tố do virus sốt xuất huyết gây ra và kích thích vị giác giúp người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn.
Nước chanh giúp loại bỏ độc tố do virus Sốt xuất huyết gây ra (Nguồn: Internet)
Bị Sốt xuất huyết nên kiêng gì?
Bị Sốt xuất huyết nên kiêng gì để nhanh hồi phục? Theo lời khuyên của bác sĩ, bệnh nhân sốt xuất huyết không cần kiêng quá nhiều, chỉ cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý. Do đó, bên cạnh một số món ăn được khuyến khích đưa vào khẩu phần ăn thì người bệnh cần ghi nhớ các loại thực phẩm ảnh hưởng xấu tới quá trình hồi phục.
Kiêng ăn thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen
Các loại thực phẩm có màu sắc đậm như thanh long đỏ, cà chua, củ dền,… là những thực phẩm mà người bệnh nên hạn chế. Việc tiêu thụ các thực phẩm này gây khó khăn trong việc xác định liệu bệnh nhân đang bị xuất huyết hay chỉ đơn thuần là trường hợp đại tiện sau khi ăn các thực phẩm này.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Thực phẩm giàu chất béo gây tăng cholesterol và tăng huyết áp, làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cơ thể. Hơn nữa, tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ cũng gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa.
Kiêng đồ ăn cay nóng
Người mắc Sốt xuất huyết nên tránh sử dụng thực phẩm nóng bởi chúng khiến dạ dày tạo ra nhiều axit hơn, gây viêm loét thành dạ dày. Những tổn thương này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và quá trình phục hồi sức khỏe của bệnh nhân.
Nước ngọt, đồ uống có cồn
Nước ngọt và đồ uống có cồn không mang lại giá trị dinh dưỡng nhiều như nước ép trái cây. Nếu người bị Sốt xuất huyết uống các loại nước này quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng Mất nước khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
Trứng
Người bệnh đang bị Sốt cao nếu ăn trứng sẽ khiến nhiệt lượng cơ thể tăng nhanh mà không thể thoát ra ngoài, khiến bệnh nhân sốt cao hơn và kéo dài thời gian hồi phục.
Một số lưu ý cho người bị bệnh Sốt xuất huyết
Những nguyên tắc khi Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi mà bệnh nhân và gia đình cần lưu ý bao gồm:
- Bổ sung nước cho cơ thể bằng oresol, nước dừa, nước lọc,…
- Nên ăn các thức ăn dạng lỏng kết hợp với đủ nhóm chất, hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa.
- Không tự ý dùng thuốc hạ Sốt khi chưa được bác sĩ chỉ định.
- Người thân cần theo dõi tình trạng của bệnh nhân, đặc biệt chú ý nhiệt độ cơ thể.
Qua những thông tin trên, hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Sốt xuất huyết nên ăn gì?”. Nếu cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bệnh Sốt xuất huyết, hãy liên hệ ngay tới HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn ph