7 lợi ích sức khỏe của cà chua ít người biết đến

Cà chua có tên khoa học Solanum lycopersicum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Mặc dù về mặt thực vật học, cà chua là một loại trái cây nhưng nó lại thường được chế biến và sử dụng như một loại rau. Cà chua thường có màu đỏ khi chín nhưng cũng có một số màu sắc khác như vàng, cam, xanh lá cây và tím. Có nhiều loại cà chua với hình dáng và hương vị khác nhau. Thành phần dinh dưỡng của cà chua Hàm lượng nước của cà chua khoảng 95%. 5% còn lại chủ yếu bao gồm carbohydrate và chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác
Trong một quả cà chua sống trung bình nặng khoảng 100 gam có chứa:
– Lượng calo: 18
– Nước: 95%
– Chất đạm: 0,9 gam
– Carb: 3,9 gam
– Đường: 2,6 gam
– Chất xơ: 1,2 gam
– Chất béo: 0,2 gam

Cà chua là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Hầu hết các chất xơ (87%) trong cà chua là dạng không hòa tan, ở dạng hemicellulose, cellulose và lignin.

Cà chua cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm:

– Vitamin C: Vitamin này là một chất dinh dưỡng thiết yếu và chất chống oxy hóa. Một quả cà chua cỡ trung bình có thể cung cấp khoảng 28% lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo (RDI) của vitamin C.

– Kali: Là một khoáng chất thiết yếu, có lợi cho việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.

– Vitamin K1: Còn được gọi là phylloquinone, rất quan trọng đối với quá trình đông máu và sức khỏe của xương.

– Folate (vitamin B9): Rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của mô và chức năng tế bào, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai.

– Vitamin A: Tốt sức sức khỏe đôi mắt.

– Một số khoáng chất khác: canxi, sắt, magie, phốt pho, kẽm…

Các hợp chất thực vật khác:

– Lycopene: Một chất chống oxy hóa, cũng là chất đem lại màu đỏ cho quả cà chua.

– Beta caroten: Một chất chống oxy hóa, được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể bạn, làm cho cà chua có màu vàng hoặc cam.

– Naringenin: Một flavonoid được tìm thấy trong vỏ cà chua, đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm và bảo vệ chống lại các bệnh khác nhau.

– Axit chlorogenic: Một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể làm giảm huyết áp ở những người huyết áp cao.

Tác dụng của cà chua

1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới.

Một nghiên cứu ở nam giới tuổi trung niên đã cho thấy sự liên kết giữa nồng độ lycopene và beta-carotene trong máu thấp với việc tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Ngày càng có nhiều bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng việc bổ sung lycopene có thể giúp giảm cholesterol LDL (có hại) – một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim.

Các nghiên cứu đã chỉ ra việc tiêu thụ cà chua có lợi ích chống lại chứng viêm và các dấu hiệu của căng thẳng oxy hóa, do cà chua chứa nhiều chất chống oxy hóa. Những chất trong cà chua cũng cho thấy tác dụng bảo vệ lớp bên trong của mạch máu và có thể làm giảm nguy cơ đông máu. Đây đều là những lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch, bảo vệ chống lại bệnh tim.

2. Ngăn ngừa ung thư

Ung thư là sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường, lan ra ngoài ranh giới bình thường của chúng, thường xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể.

Nghiên cứu khoa học chứng minh cà chua và các sản phẩm làm từ cà chua có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ung thư dạ dày. Nguyên nhân là do cà chua chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm.

Ngoài ra, nồng độ carotenoid lớn trong cà chua cũng liên quan đến việc bảo vệ chống lại ung thư vú.

3. Cải thiện thị lực

Trong cà chua có chứa lượng lớn vitamin A và vitamin C, đây là 2 loại vitamin giúp phòng ngừa bệnh quáng gà và cải thiện thị lực. Vitamin A trong cà chua có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng, bệnh này có thể dẫn đến mù mắt, và giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa khác trong cà chua như lutein, lycopene và zeaxanthin cũng góp phần bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt.

4. Cải thiện lượng đường trong máu

Tiêu thụ cà chua có khả năng làm giảm lượng đường trong máu do loại quả này chứa khá ít hàm lượng carbohydrate. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và chất khoáng crom trong cà chua cũng giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

5. Giúp xương chắc khỏe

Với hàm lượng vitamin K và canxi có trong cà chua, nó góp phần làm cho xương của bạn trở nên chắc khỏe, cũng như phòng chống bệnh loãng xương thường gặp.

6. Làm đẹp da

Cà chua rất có lợi với sức khỏe làn da. Từ lâu, cà chua đã được sử dụng trong nhiều phương thức và sản phầm làm đẹp da. Cà chua và những sản phẩm từ cà chua rất giàu lycopene và các hợp chất thực vật khác có thể bảo vệ chống lại cháy nắng. Theo một nghiên cứu, những người ăn 40 gam bột cà chua – cung cấp 16 mg lycopene – với dầu ô liu mỗi ngày trong 10 tuần sẽ giảm được 40% vết cháy nắng.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong cà chua cũng góp phần ngăn chặn quá trình lão hóa da, giúp bạn duy trì vẻ ngoài trẻ đẹp hơn.

7. Hỗ trợ giảm cân

Cà chua chứa ít chất béo, hầu như không chứa cholesterol nên bạn có thể bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hằng ngày cho những người ăn kiêng. Ngoài ra, nhờ hàm lượng chất xơ và nước nhiều, dạ dạy bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giảm cân hiệu quả và lành mạnh hơn.

Tác dụng phụ của cà chua

Cà chua an toàn với hầu hết mọi đối tượng và tình trạng dị ứng với cà chua rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, những người dị ứng với phấn hoa cỏ có nhiều khả năng bị dị ứng với cà chua. Tình trạng này được gọi là hội chứng dị ứng phấn hoa-thức ăn hoặc hội chứng dị ứng miệng.Trong hội chứng dị ứng miệng, hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các protein trái cây và rau tương tự như phấn hoa, dẫn đến các phản ứng dị ứng như ngứa trong miệng, ngứa cổ họng, sưng miệng hoặc cổ họng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *