9 TÁC HẠI CỦA BÉO PHÌ ĐIỂN HÌNH NHẤT AI CŨNG NÊN BIẾT

Bệnh béo phì khiến con người đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm, diễn tiến phức tạp đôi khi đe dọa đến tính mạng chúng ta bất cứ khi nào. Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh làm tăng tỷ lệ mắc bệnh béo phì Dưới đây là những tác hại của béo phì điển hình nhất: 1.1. Suy giảm hệ miễn dịch Người béo phì có hệ miễn dịch hoạt động kém hơn, nhạy cảm hơn với các yếu tố gây bệnh. Vì thế, người béo phì dễ mắc bệnh hơn và các bệnh nhiễm trùng cũng thường diễn ra lâu hơn, khó khắc phục hơn. 1.2. Bệnh xương khớp Khi trọng lượng cơ thể vượt quá, xương khớp – hệ khung nâng đỡ cơ thể sẽ phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài không được giải phóng gây nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Các bệnh lý thường gặp như: loãng xương, thoái hóa xương, đau nhức xương khớp, bệnh Gout,… Những tổn thương xương khớp do béo phì này cần được theo dõi và điều trị, tránh bệnh tiến triển mạn tính và gây tổn thương không thể phục hồi. 1.3. Bệnh tiểu đường Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn, liên quan đến tình trạng kháng insulin. 1.4. Bệnh lý tim mạch Khi mỡ có nhiều trong máu, cùng lưu thông với máu trong lòng mạch, chúng dễ bám lại ở thành mạch, gây xơ hóa lòng mạch máu. Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra là: nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… 1.5. Bệnh hô hấp Mỡ tích tụ đè nặng lên các cơ quan của hệ hô hấp như cơ hoành, khó phế quản,… Điều này giải thích nguyên nhân vì sao người béo phì thường có hơi thở nông và gấp hơn người bình thường. Nặng nề hơn, những người bệnh này có thể bị rối loạn nhịp thở, ngáy, ngưng thở khi ngủ,… ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng. 1.6. Bệnh tiêu hóa Béo phì thường đi liền với những bệnh lý rối loạn hệ tiêu hóa khi mỡ thừa bám và cản trở hoạt động của ruột. Hơn nữa, mỡ tích tụ trong gan sẽ gây gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan,… và tăng nguy cơ bị sỏi mật. 1.7. Vô sinh Béo phì làm ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của cơ thể, trong đó có những hormone quan trọng cho sức khỏe tình dục và sinh sản. Cả hai giới đều chịu ảnh hưởng như sau: Nữ giới: suy giảm chức năng buồng trứng, giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai,… Nam giới: giảm hormone testosterone – hormone sinh dục nam và dẫn đến tình trạng giảm ham muốn, rối loạn cương dương, vô sinh,… 1.8. Biến chứng béo phì khi mang thai Tác hại của bệnh béo phì ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn người bình thường. Phụ nữ mang thai bị béo phì có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng cho sức khỏe bản thân, thai nhi cũng như sự phát triển của trẻ sau này. Với phụ nữ mang thai: Béo phì dễ gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ,… Với thai nhi: Trẻ sinh ra có thể bị rối loạn chuyển hóa, mỡ máu cao, sinh non, các vấn đề về dinh dưỡng và sức khỏe khác. Vì thế phụ nữ có dự định mang thai nếu đang thừa cân, béo phì được khuyên nên kiểm soát cân nặng bản thân ở mức phù hợp để trẻ trong bụng mẹ và sau khi sinh ra có điều kiện phát triển tốt nhất. Với phụ nữ mang thai đã bị béo phì, cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe mẹ và bé để can thiệp phòng ngừa kịp thời. Trẻ vẫn có thể sinh ra khỏe mạnh, phát triển bình thường nếu cân nặng của mẹ được kiểm soát tốt. 1.9. Tác động đến tâm lý Béo phì với thân hình quá khổ luôn khiến người bệnh bị tự ti khi giao tiếp với mọi người, kém chủ động và từ đó chất lượng cuộc sống, hạnh phúc cũng như hiệu quả công việc cũng thấp hơn. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, người béo phì dễ bị tác động tâm lý và trầm cảm hơn. Mức độ bệnh béo phì càng nặng, thời gian càng dài, nguy cơ biến chứng và mức độ nghiêm trọng của biến chứng càng cao. Vì thế người thừa cân, béo phì cần có chế độ luyện tập, ăn uống lành mạnh để giảm cân, duy trì cân nặng ở mức tối ưu cho sức khỏe.
Nồng độ hormone thay đổi gây béo phì
Béo phì gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *